Bài 23. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

Chia sẻ bởi Dương Nữ Ni Liên | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

Nhóm 4
Chủ đề:
Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật, ứng dụng
I. Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật
01
02
03
04
Tổng hợp polisaccarit
Tổng hợp axit nuclêic và prôtêin
Tổng hợp lipit
Ứng dụng của sự tổng hợp ở vi sinh vật
Cũng như các sinh vật bậc cao, vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các thành phần chủ yếu của tế bào như: axit nuclêic, prôtêin, pôlisaccarit, lipit… nhờ nguồn năng lượng enzim nội bào
Quá trình diễn ra nhanh, phương thúc đa dạng
- Việc tổng hợp ADN, ARN và prôtêin diễn ra tương tự ở mọi tế bào sinh vật và là biểu hiện của dòng thông tin di truyền từ nhân đến tế bào chất:
+ ADN (vật chất di truyền) có khả năng tự sao chép
+ ARN được tổng hợp (phiên mã) trên đoạn mạch AND
+ Cuối cùng, prôtêin được tạo thành (dịch mã) trên ribôxôm.
Tổng hợp axit nuclêic và prôtêin
- Đáng chú ý, ở một số virut có quá trình phiên mã ngược (ví dụ HIV). Ở đây, ARN được dùng làm sợi khuôn để tổng hợp ADN.
01
I. Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật
Ở vi khuẩn và tảo, việc tổng hợp tinh bột và glicôgen cần hợp chất mở đầu là ADP – glucôzơ (ađênôzin điphôtphat – glucôzơ):
(Glucôzơ) + [ADP-glucôzơ] → (Glucôzơ) + ADP
Một số vi sinh vật còn tổng hợp kitin và xenlulôzơ
02
Tổng hợp polisacca-rit
I. Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật
Vi sinh vật tổng hợp lipit bằng cách liên kết glixêrol và các axit béo. Glixêrol là dẫn xuất từ đihiđrôxiaxêtôn – P (trong đường phân). Các axit béo được tạo thành nhờ sự kết hợp liên tục với nhau của các phân tử axêtyl-CoA.
03
Tổng hợp lipit
I. Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật
Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào
Sản xuất axit amin
Sản xuất gôm sinh học
Sản xuất các chất xúc tác sinh học
Do có tốc độ sinh trưởng và tổng hợp sinh khối cao nên vi sinh vật trở thành nguồn tài nguyên khai thác của con người.
Ứng dụng của sự tổng hợp
ở
vi sinh vật
04
I. Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật
a. Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào)
Mục đích ứng dụng :
- Làm thực phẩm
- Giảm ô nhiễm môi trường
Ví dụ:
̣ - Nhiều loại nấm ăn (nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm…) là loại thực phẩm quý.
- Chlorella được dùng làm nguồn prôtêin và vitamin bổ sung vào kem, sữa chua, bánh mì. Chất thải từ các xí nghiệp chế biến rau, quả, bột, sữa… là cơ chất lên men để thu nhận sinh khối dùng làm thức ăn cho chăn nuôi.

 Như vậy, việc sản xuất sinh khối vi sinh vật cũng góp phần giảm nhẹ
ô nhiễm môi trường.
Nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa hàm lượng prôtêin cao nhưng lại không thể dùng làm nguồn prôtêin thức ăn cho con người và gia súc do thiếu một số axit amin không thay thế cần thiết.
Các axit amin đó được thu nhận chủ yếu nhờ lên men vi sinh vật
Ví dụ: riêng chủng vi khuẩn đột biến Corynebacterium glutamicum đã được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất các axit amin như axit glutamic, lizin, valin, pheninalanin…
Ngoài ra, một axit amin được dùng làm gia vị nhằm tăng độ ngon ngọt của các món ăn đó là axit glutamic (ở dạng natri glutamat – mì chính).
b. Sản xuất axit amin
Các enzim ngoại bào của vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người và trong nền kinh tế quốc dân, chẳng hạn:

c. Sản xuất các chất xúc tác sinh học
- Amilaza (thuỷ phân tinh bột), được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất sirô.
- Prôtêaza (thuỷ phân prôtêin) được dùng khi làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt…
- Xenlulaza (thuỷ phân xenlulôzơ) được dùng trong chế biến rác thải và xử lí các bã thải, dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và sản xuất bột giặt
- Lipaza (thuỷ phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa
Nhiều vi sinh vật tiết vào môi trường một số loại pôlisaccarit gọi là gôm. Gôm có vai trò bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với virut, đồng thời là nguồn dự trữ cacbon và năng lượng.
d. Sản xuất gôm sinh học
Gôm được dùng trong công nghiệp để sản xuất kem, sản xuất kem phủ bề mặt bánh và làm chất phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hoả.

Trong y học, gôm được dùng làm chất thay huyết tương và trong sinh hoá học, dùng làm chất tách chiết enzim.
II. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
- Khi tiếp xúc với các chất dinh dưỡng có phân tử lớn như axit nuclêic, prôtêin, tinh bột và lipit… (chứa trong xác của động vật và thực vật) không thể được vận chuyển qua màng sinh chất, vi sinh vật phải tiết vào môi trường các enzim thuỷ phân các cơ chất trên thành các chấtđơn giản hơn. Trong trường hợp này, quá trình phân giải ngoại bào có ý nghĩa đồng hoà quantrọng đối với tế bào.
3. Phân giải lipit
2. Phân giải pôlisaccarit
1. Phân giải axit nuclêic và prôtêin
Để phân giải các axit nuclêic và protêin, vi sinh vật tiết ra các enzim nuclêaza (phân giải ADN
và ARN thành các nuclêôtit) và prôtêaza (phân
giải prôtêin thành các axit amin).
Các loại pôlisaccarit tự nhiên khá phong phú và
đa dạng. Để đồng hoá được các cơ chất trên, vi
sinh vật tiết ra các enzim amilaza phân giải tinh
bột thành glucôzơ, xenlulaza phân giải xenlulôzơ
thành glucôzơ và kitinaza phân giải kitin thành
N- axêtyl-glucôzamin.
Để thu được nguồn cacbon và năng lượng từ lipit, vi sinh vật tiết vào môi trường enzim lipaza phân giải lipit (mỡ) thành các axit béo và glixêrol.
II. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
1
2
3
4
5
Sản xuất thực phẩm cho người
và thức ăn cho gia súc
4. Ứng dụng của các quá trình phân giải của vi sinh vật
- Lợi dụng hoạt tính phân giải xenlulôzơ người ta đã tận dụng các bã thải thực vật (rơm, rạ, lõi ngô, bã mía, xơ bông) để trồng nhiều loại nấm ăn.
- Nước thải từ các xí nghiệp chế biến sắn, khoai tây, dong riềng có thể được dùng để nuôi cấy một số nấm men có khả năng đồng hoá tinh bột nhằm thu nhận sinh khối làm thức ăn cho gia súc.
- Sản xuất tương dựa vào 2 enzim chủ yếu của nấm mốc và vi khuẩn nhiễm tự nhiên hoặc cấy chủ động vào các nguyên liệu: amilaza phân giải tinh bột (trong xôi hoặc ngô) thành glucôzơ và prôtêaza phân giải prôtêin (trong đậu tương) thành các axit amin.
- Muối dưa, muối cà là quá trình sử dụng vi khuẩn lên men lactic, chuyển hoá một số đường đơn chứa trong dưa, cà thành axit lactic.
- Đặc biệt, con người sử dụng amilaza từ nấm mốc để thuỷ phân tinh bột dùng trong sản xuất rượu
II. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
2
3
4
5
Cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng
1
4. Ứng dụng của các quá trình phân giải của vi sinh vật
· Nhờ các hoạt tính phân giải của vi sinh vật mà xác các động vật và thực vật trong đất được chuyển thành chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó, chính vi sinh vật tạo nên độ phì nhiêu của đất. Đây cũng là cơ sở khoa học của việc chế biến rác thải thành phân bón.
II. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
2
3
4
5
Bột giặt sinh học
1
4. Ứng dụng của các quá trình phân giải của vi sinh vật
Để tẩy sạch các vết bẩn (bột, thịt, mỡ, dầu, xenlulôzơ…) trên quần áo, khăn bàn, chăn màn…người ta thêm vào bột giặt một số enzim vi sinh vật như amilaza, prôtêaza, lipaza, xenlulaza…
II. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
2
3
4
5
Muốn tăng năng suất cây trồng, người ta phải sử dụng các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm. Đây là các chất do con người tổng hợp ra và thường độc đối với người và động vật. Rất may, nhiều vi khuẩn và nấm có khả năng phân giải các hoá chất độc nói trên còn tồn đọng trong đất.
Phân giải các chất độc
1
4. Ứng dụng của các quá trình phân giải của vi sinh vật
II. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
2
3
4
5
Để tẩy sạch lông ở bộ da động vật, trước đây người ta phải sử dụng các hoá chất vừa kém hiệu quả, vừa gây ô nhiễm môi trường.
Việc sử dụng các enzim prôtêaza và lipaza từ vi sinh vật thay cho hoá chất không những làm tăng chất lượng của da mà còn tránh được các ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
1
4. Ứng dụng của các quá trình phân giải của vi sinh vật
Cải thiện công nghiệp thuộc da
II. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
III. Tác hại của quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
Hoạt tính phân giải của vi sinh vật cũng gây nên những tổn thất to lớn cho con người. Ví dụ như:
- Gây hư hỏng thực phẩm: các loại đồ ăn, thức uống giàu tinh bột và prôtêin dễ bị ôi, thiu do bị vi khuẩn và nấm mốc phân giải.
- Làm giảm chất lượng của các loại lương thực, đồ dùng và hàng hoá.
- Hàng năm, các loại lương thực hoa màu (gạo, đậu, ngô, khoai, sắn) bị hư hỏng sau thu hoạch do vi sinh vật gây ra là rất lớn. Nhiều đồ dùng và hàng hoá bằng nguyên liệu thực vật (quần áo, chăn, màn, chiếu, các hàng mây, tre, sách vở, tranh ảnh…) rất dễ bị mốc và làm giảm phẩm chất.
Kết luận
Vi sinh vật có khả năng phân giải
các chất phức tạp ở bên trong và bên ngoài
tế bào nhờ các enzim xúc tác: prôtêaza (phân
giải prôtêin), xenlulaza (phân giải xenlulôzơ),
lipaza (phân giải lipit)… Người ta đã lợi dụng các quá trình phân giải của vi sinh vật để phục vụ cho
đời sống (nếu có lợi) hoặc tìm cách kìm hãm chúng (nếu có hại).
Cảm ơn các bạn
đã lắng nghe
Trần Phong Sơn Dương Nữ Ni Liên Lê Thị Thúy Liên Bùi Văn Việt Hòa Lê Thị Mỹ Duyên
Cái Thị Cát Tiên Bùi Việt Anh Lê Thị Hồng Liên Nguyễn Thị Ty Nguyễn Hữu Luật
Thực hiện:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Nữ Ni Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)