Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)

Chia sẻ bởi Phạm Trà My | Ngày 10/05/2019 | 124

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Bài 23:
Phong trào yêu nước và cách mạng
ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Trường THPT Phạm Ngũ Lão
So sánh con đường cứu nước của Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh

Phan Bội Châu (1867 - 1940) hiệu Sào Nam, tự Hải Thụ
Sinh ra tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Trong gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước
Từ nhỏ Phan Bội Châu nổi tiếng thông minh và đã sôi sục nhiệt tình cứu nước
1900 ông bắt đầu con đường hoạt động cách mạng
Phan Bội Châu
(1867 – 1940)
I/ Vài nét về tiểu sử Phan Bội Châu
II/ Vài nét về tiểu sử của Phan Châu Trinh
Phan Châu Trinh (1872 - 1926) hiệu Tây Hồ, biệt hiệu là Hy Mã
Sinh ra tại phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Trong gia đình trung lưu, cha làm chức quan võ nhỏ.
Từ nhỏ nổi tiếng thông minh, mẫn cán
1900 đỗ cử nhân, năm 1901 đỗ phó bảng, năm 1902 ra làm quan với chức Thừa biện bộ Lễ
Năm 1904 cáo quan về quê, từ đó dốc lòng vào hoạt động cứu nước.
Phan Châu Trinh
(1872 – 1926)
III/ So sánh con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
1/ Giống nhau:
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX.
Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “Dân - nước và nước - dân”.
Tính chất: Đều xuất phát từ lòng yêu nước thương dân,
đều theo con đường dân chủ tư sản, đều sinh trưởng trong hoàn cảnh nước rơi vào tay thực dân Pháp.
Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân.
2/ Khác nhau:
Gồm 6 mục:
+ Nhiệm vụ
+ Chủ trương
+ Con đường cứu nước
+ Phương thức hoạt động
+ Điểm đúng đắn
+ Điểm hạn chế
a) Nhiệm vụ:
- Phan Bội Châu: Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du...).
- Phan Châu Trinh: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”
(Lập Hội buôn, mở trường Đông kinh nghĩa thục...) 
b) Chủ trương:
- Phan Bội Châu: vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật Bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến. 
- Phan Châu Trinh: giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa. 
c) Con đường cứu nước:
- Phan Bội Châu: dùng phương pháp bạo động, cứu nước để cứu dân.
- Phan Châu Trinh: dùng phương pháp ôn hòa, cứu dân để cứu nước.

d) Phương thức hoạt động:
- Phan Bội Châu: bí mật, bất hợp pháp, có tổ chức.
- Phan Châu Trinh: công khai, hợp pháp, không xây dựng các tổ chức chính trị mà chỉ kêu gọi, hô hào.
e) Điểm đúng đắn
- Điểm đúng đắn nhất trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là: Xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược.
đề cao nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập.
f) Điểm hạn chế:
- Phan Bội Châu:
+ Đánh Pháp dựa vào đế quốc.
+ Ra nước ngoài cầu viện mà ít chú ý tới lực lượng cách mạng trong nước.
+ Chưa xác định hết kẻ thù.
- Phan Châu Trinh:
+ Dựa vào Pháp để đánh phong kiến  ảo tưởng với kẻ thù
+ Ít chú ý tới lực lượng cách mạng trong nước
+ Chưa xác định hết kẻ thù.
Tiểu kết:
Con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều thất bại do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng và có điểm chưa thật sự phù hợp nhưng sự xuất hiện của nó lại tạo đà cho những cuộc vận động cách mạng mới sau này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Trà My
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)