Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Chia sẻ bởi Trương Thị Quỳnh Ngọc |
Ngày 10/05/2019 |
115
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
Phan Châu Trinh và cuộc đời cách mạng
Thân thế
Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.
Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương. Mẹ ông là Lê Thị Trung, con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước.
Thân mẫu ông mất sớm vào năm ông lên 6 tuổi. Năm ông 16 tuổi thì cha mất, ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học.
Khoa Canh Tý (1900), Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường Thừa Thiên. Năm sau (1901), triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng.
Cuối năm 1904, Phan Châu Trinh từ quan, rời Huế vì không muốn làm việc trong cảnh nô lệ.
Vào Nam, ra Bắc, sang Nhật
Năm 1905, ông cùng hai bạn học là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng làm một cuộc Nam du.
Sau cuộc Nam du, Phan Châu Trinh ra Nghệ-Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội để gặp gỡ và hội ý với các sĩ phu tiến bộ, rồi lên căn cứ Đề Thám quan sát tình hình, nhưng thấy khó có thể tồn tại lâu dài.
Năm 1906, ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này.
Phát động phong trào Duy Tân
Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nướcgửi một bức chữ Hán cho Toàn quyền Paul Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh.
Sau đó, với phương châm "tự lực khai hóa" và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân.
Tháng 7 năm 1907, Phan Châu Trinh nhận lời mời ra Hà Nội tham gia diễn giảng mỗi tháng 2 kỳ ở Đông Kinh nghĩa thục.
Bị giam lần thứ nhất
Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra và bị triều Nguyễn cùng chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội là đã khởi xướng phong trào nên đều bị bắt.
Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế rồi đày đi Côn Đảo ngày 4 tháng 4 năm 1908.
Tháng 8/1910, ông được đưa về đất liền. Tại Sài Gòn, một hội đồng xử lại bản án cho ông được ân xá, nhưng buộc xuống Mỹ Tho chịu quản thúc.
Sang Pháp, bị giam lần thứ hai
Phan Châu Trinh bị giam ở nhà tù Santé, Paris, kể từ tháng 9 năm 1914 do bị nghi ngờ là nội gián của Đức
Tháng 7 năm 1915, vì không đủ bằng chứng buộc tội, chính quyền Pháp phải trả tự do cho ông sau nhiều tháng giam giữ.
Năm 1925, khi thấy sức khỏe ông đã suy yếu, nhà cầm quyền Pháp cho phép ông về nước.
Về nước rồi qua đời
Ngày 29 tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ Nguyễn An Ninh xuống tàu rời nước Pháp, đến ngày 26 tháng 6 cùng năm thì về tới Sài Gòn.
Lúc 21 giờ 30 đêm 24 tháng 3 năm 1926 ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin (nay là đường Pasteur), Sài Gòn.
Khu mộ của ông hiện ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Bài thuyết trình của tổ em đến đây là kết thúc. Cảm ơn các thầy cô giáo cùng các bạn đã lắng nghe
Thân thế
Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.
Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương. Mẹ ông là Lê Thị Trung, con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước.
Thân mẫu ông mất sớm vào năm ông lên 6 tuổi. Năm ông 16 tuổi thì cha mất, ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học.
Khoa Canh Tý (1900), Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường Thừa Thiên. Năm sau (1901), triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng.
Cuối năm 1904, Phan Châu Trinh từ quan, rời Huế vì không muốn làm việc trong cảnh nô lệ.
Vào Nam, ra Bắc, sang Nhật
Năm 1905, ông cùng hai bạn học là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng làm một cuộc Nam du.
Sau cuộc Nam du, Phan Châu Trinh ra Nghệ-Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội để gặp gỡ và hội ý với các sĩ phu tiến bộ, rồi lên căn cứ Đề Thám quan sát tình hình, nhưng thấy khó có thể tồn tại lâu dài.
Năm 1906, ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này.
Phát động phong trào Duy Tân
Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nướcgửi một bức chữ Hán cho Toàn quyền Paul Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh.
Sau đó, với phương châm "tự lực khai hóa" và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân.
Tháng 7 năm 1907, Phan Châu Trinh nhận lời mời ra Hà Nội tham gia diễn giảng mỗi tháng 2 kỳ ở Đông Kinh nghĩa thục.
Bị giam lần thứ nhất
Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra và bị triều Nguyễn cùng chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội là đã khởi xướng phong trào nên đều bị bắt.
Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế rồi đày đi Côn Đảo ngày 4 tháng 4 năm 1908.
Tháng 8/1910, ông được đưa về đất liền. Tại Sài Gòn, một hội đồng xử lại bản án cho ông được ân xá, nhưng buộc xuống Mỹ Tho chịu quản thúc.
Sang Pháp, bị giam lần thứ hai
Phan Châu Trinh bị giam ở nhà tù Santé, Paris, kể từ tháng 9 năm 1914 do bị nghi ngờ là nội gián của Đức
Tháng 7 năm 1915, vì không đủ bằng chứng buộc tội, chính quyền Pháp phải trả tự do cho ông sau nhiều tháng giam giữ.
Năm 1925, khi thấy sức khỏe ông đã suy yếu, nhà cầm quyền Pháp cho phép ông về nước.
Về nước rồi qua đời
Ngày 29 tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ Nguyễn An Ninh xuống tàu rời nước Pháp, đến ngày 26 tháng 6 cùng năm thì về tới Sài Gòn.
Lúc 21 giờ 30 đêm 24 tháng 3 năm 1926 ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin (nay là đường Pasteur), Sài Gòn.
Khu mộ của ông hiện ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Bài thuyết trình của tổ em đến đây là kết thúc. Cảm ơn các thầy cô giáo cùng các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Thị Quỳnh Ngọc
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)