Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Chia sẻ bởi Nguyễn Dung |
Ngày 10/05/2019 |
113
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
BÀI 23:
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Nguyên nhân xuất hiện phong trào yêu nước đầu TK XX
- Bên trong:
+ Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời, giai cấp cũ phân hóa.
+ Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến thất bại.
- Bên ngoài: Tư tưởng dân chủ tư sản từ phương Tây,Trung Quốc, Nhật Bản ảnh hưởng đến Việt Nam.
=> Xuất hiện khuynh hướng dân chủ tư sản, đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
- Hiệu Sào Nam.
Sinh ra trong một gia đình nhà
Nho ở Nam Đàn (Nghệ An).
Từ nhỏ đã nổi tiếng thông
minh, sôi sục nhiệt tình yêu
nước.
Hiệu Tây Hồ.
- Sinh ra trong gia đình nhà Nho,
quê Tam Kỳ - Quảng Nam.
Từ nhỏ nổi tiếng thông minh,
mẫn cán.
Từng đỗ Phó bảng và ra làm
quan, sau cáo quan về quê dốc
lòng cứu nước.
Phan Châu Trinh (1872 – 1926)
2. Hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
Dùng bạo lực để giành độc lập, dựa Nhật đánh Pháp (Cứu nước để cứu dân).
- 1904: Lập Hội duy tân, mục đích đánh Pháp, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- 1905: Tổ chức Phong trào Đông du, năm 1908 phong trào thất bại do Pháp-Nhật cấu kết đàn áp.
- 1912: Lập Việt Nam Quang phục hội, mục đích đánh Pháp, thành lập Cộng Hòa dân quốc Việt Nam.
Cải cách nâng cao dân trí dân quyền; dựa Pháp đánh phong kiến (Cứu dân rồi cứu nước)
1906, mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
+ Kinh tế: Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển TCN, nghề làm vườn…
+ VH-GD: Vận động cải cách trang phục, lối sống, mở lớp dạy chữ quốc ngữ.
+ 1908: bùng nổ phong trào chống thuế ở Trung kì.
Phan Châu Trinh và con trai tại Pháp
THẢO LUẬN 1
1/ PBC và PCT cùng tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản nhưng tại sao mỗi người lại có chủ trương cứu nước khác nhau?
- Nhận thức của mỗi người khác nhau.
- Ảnh hưởng bởi quê hương.
THẢO LUẬN 2
1/ Xu hướng bạo động của PBC và xu hướng cải cách của PCT có đối lập, bài trừ nhau không? Tại sao?
Không đối lập, không bài trừ nhau. Vì:
+ Đều xuất phát từ động cơ yêu nước.
+ Đều nhằm mục đích chung: chống Pháp giành độc lập dân tộc.
+ Hai xu hướng có thể chuyển hóa cho nhau hoặc kết hợp với nhau.
THẢO LUẬN 3
1/ Đánh giá về mặt tích cực, hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu?
Tích cực:
+ Xác định đúng kẻ thù của dân tộc: Pháp.
+ Kế thừa, phát huy PP đấu tranh truyền thống của dân tộc: Đấu tranh vũ trang.
- Hạn chế:
+ Chưa nhận thức được bản chất của CNĐQ.
+ Chưa chú ý xây dựng lực lượng trong nước.
THẢO LUẬN 4
1/ Đánh giá về mặt tích cực, hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh?
Tích cực:
+ Xác định đúng yêu cầu của đất nước: cải cách là tất yếu.
+ Tạo ra diện mạo mới cho nền kinh tế, văn hóa ở Trung kì.
- Hạn chế:
+ Chưa nhận thức được bản chất của CNĐQ.
+ Chưa chú ý đến tầng lớp dưới của xã hội (cuộc duy tân chỉ chú ý tầng lớp trên).
- Ý nghĩa:
Cổ vũ phong trào yêu nước của nhân dân ta
ở đầu thế kỉ XX.
+ Là người yêu nước, muốn giành độc lập dân tộc.
+ Theo con đường dân chủ tư sản.
+ Chưa hiểu rõ bản chất của đế quốc.
+ Chủ yếu dựa vào tầng lớp trên.
+ Thất bại.
+ Phương pháp đấu tranh.
+ Xác định kẻ thù.
Sĩ phu phong kiến tiến bộ
Dân chủ tư sản
Đánh Pháp, xây dựng
nhà nước tư bản.
Chủ yếu là tầng lớp trên trong xã hội…
Vũ trang, cải cách
Thất bại
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chủ trương, phương pháp cứu nước của Phan Bội Châu là
A. cải cách nâng cao dân trí, dân quyền
B. dựa vào Pháp chống phong kiến.
C. chống Pháp và phong kiến.
D. dùng bạo lực giành độc lập.
Câu 2: Chủ trương, phương pháp cứu nước của Phan Châu Trinh là
A. dựa vào Pháp để chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam Cộng hòa.
B. chống Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày.
C. cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền.
D. dùng bạo lực để giành độc lập.
Câu 3: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở nước ta chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng nào?
A. hệ tư tưởng dân chủ tư sản.
B. hệ tư tưởng Mác – Lê nin.
C. hệ tư tưởng phong kiến.
D. hệ tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)