Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước. Bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII

Chia sẻ bởi Lê Thanh Quang | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước. Bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 23:PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII
Kiến thức cơ bản:
- Thế kỉ XVI – XVII đất nước bị chia cắt làm hai miền với chính quyền riêng biệt mà hầu như các tập đoàn phong kiến thống trị không có khả năng thống nhất lại.
- Phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ đã đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị, đã xóa bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất lại đất nuớc.
- Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn còn hoàn thành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh bảo vệ nền độc lập dân tộc.
BÀI 23:PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII
Kiểm tra bài cũ

1 - Thế kỉ XVI –XVII nền kinh tế nuớc ta có buớc phát triển mới phồn thịnh như thế nào?

2 - Tại sao thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không thể chuyển hóa sưang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa?
BÀI 23:PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII
I Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nuớc cuối thế kỉ XVIII
- Giữa thế kỉ XVIII chế độ phong kiến ở cả hai Đàng lâm vào khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân bùng nổ
- 1771 khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (Bình Định)
Khủng hoảng của hai Đàng đã dẫn tới
hiện tuợng gì xảy ra trong giai đoạn này?
- Đàng Ngoài nền quân chủ chuyên
chế bị khủng hoảng nặng nề
-.Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương,
thành lập triều đình riêng.
- Đất nước bị chia cắt thành hai miền.
Song, chính quyền mới lại suy thoái,
nên nhân dân cực khổ
`
Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng
phát triển thành phong trào lật đổ
Chúa Nguyễn ở Đàng Trong
Năm 1786 – 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc
lật đổ tậpđoàn Lê - Trịnh thống nhất đất nuớc
LƯỢC ĐỒ
PHONG TRÀO
TÂY SƠN
Tây Sơn làm chủ
Đàng Ngoài
Đàng Trong
Khởi nghĩa Tây Sơn
GHI CHÚ
BÀI 23:PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII
II Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII
Kháng chiến chống quân Xiêm 1785
a. Nguyên nhân
b. Diễn biến
c. Kết quả
1785 Nguyễn Huệ thắng ở Rach gầm – Xoài mút, đập tan âm mưu xâm luợc của quân Xiêm
* Đầu những năm 80 của thế kỷ XVIII sau khi chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cùng tàn quân chạy sang Xiêm (Thái Lan) cầu cứu. Nhân cơ hội này vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy, bộ theo Nguyễn Ánh tiến vào nước ta.
Được tin đó, vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) đã sai Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào Nam chống giặc.
`
Bài 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII
2. Kháng chiến chống Thanh (1789)
a. Nguyên nhân
Sau khi bị quân Tây sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cùng một số đại thần chạy lên phía Bắc và sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để xâm lược nước ta, vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
Trong khi nhân dân Đàng Ngoài vừa trải qua loạn lạc đói khổ, thì ngay khi trở lại ngôi vua Lê Chiêu Thống lại tìm mọi cách bắt nhân dân ta đóng góp đẻ phục vụ quân xâm lược! ở bất kỳ đâu có quân Thanh đóng giữ, nhân dân đều phải chịu cảnh cướp bóc, tàn phá khiến cho lòng dân càng căm phẫn lũ cướp nước và bán nước.
II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII
Bài 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII
b. Diễn biến
Ngày 21-12-1788 (tức ngày 24-11 Mậu Thân) Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo của Ngô Văn Sở, Ngay ngày sau, Nguyễn Huệ sai đắp đàn làm lễ tế trời đất, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân ra bắc tiêu diệt quân Thanh.
2. Kháng chiếnchống Thanh (1789
`
Quang Trung
Đô đốc Long
Đô đốc Bảo
Bài 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII
c. Ý nghĩa
Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
Bài 23. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII
III. VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN
Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là hoàng đế ở Quy Nhơn.
Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đé ở Phú Xuân.
Sau ngày chiến thắng Nguyễn Huệ chính thức xây dựng vương triều quân chủ chuyên chế.
Đối nội: Thành lập các trấn khôi phục các xưởng sản xuất, lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử.
Quân đội: được tổ chức quy củ, trang bị vũ khí đầy đủ.
Đối ngoại: Đặt quan hệ hòa hảo với nhà Thanh. Quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra tốt đẹp.
*** Cuộc khởi nghĩa nông dân đã lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến trong nước và đánh tan hai thế lực xâm lược của phong kiến ngoại bang đó là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo nổ ra ở An Khê Bình Đinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)