Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước. Bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII

Chia sẻ bởi Trần Đình Huy | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước. Bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ LỚP
Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Thế kỉ XVI – XVIII kinh tế nước ta có bước phát triển mới, phồn thịnh như thế nào?
Thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến, nhất là nghề làm gốm và dệt lụa. Ngoài ra có một số nghề mới : Khắc in bản gỗ, làm đường, đúc súng đại bác, làm đồng hồ.
Sự phát triển của ngoại thương, đô thị đã đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới.
Câu 2: Tại sao thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không thể chuyển hoá sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa?
Do hạn chế của chế độ phong kiến, của giai cấp thống trị, nên đến cuối thế kỉ XVIII Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp.
BAỉI 23:
PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO
VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII
I. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (CUỐI THẾ KỶ XVIII)
Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến cả Đàng Trong và Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
Hãy nêu tình hình của chế độ
phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài
vào giữa thế kỷ XVIII?
NÊU NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA PHONG TRÀO NÔNG DÂNTÂY SƠN?
-Năm 1771 khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở Tây Sơn ( Bình Định ).
Năm 1786 - 1788 nghĩa quân đã tiến ra Bắc lật đổ chính quyền Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.
VÌ SAO NÓI CUỘC TIẾN QUÂN NÀY CŨNG
CÓ NGHĨA LÀ THỰC HIỆN SỨ MỆNH
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC ?
II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở THẾ KỶ XVIII
1.Kháng chiến chống quân Xiêm ( 1785)
- Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút trên sôngTiền (Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn A�nh phải chạy sang Xiêm.
Lược đồ trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút
2. Kháng chiến chống quân Thanh(1789)
Vua Lê Chiêu Thống cầu viện, nhà Thanh kéo quân sang xâm lược nước ta.
Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tấn công ra Bắc.
Trên đường hành quân từ Phú Xuân ra đến Tam Điệp, Quang Trung đã làm gì?
- Đến Nghệ An, tuyển quân, mở duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh.
- Đến Thanh Hóa, Quang Trung tiếp tục tuyển quân và làm lễ tuyên thệ.
Quân Tây Sơn nghi binh
Quân Thanh
rút chạy
Đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị
Triều đình của Lê Chiêu Thống
Mũi tấn công của quân Tây Sơn
Quân Tây Sơn
bao vây
Mờ sáng mồng 5 Tết ta đánh đồn Ngọc Hồi và nhanh chóng giành được thắng lợi,
Sau đó tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
Em hãy trình bày diễn biến trận đánh Ngọc hồi?
Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu, Quang Trung
và nghĩa quân Tây Sơn đã quét sạch
29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta.
Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa như thế nào?
- Đánh bất ngờ làm cho giặc hoảng loạn, làm cho khí thế chiến đấu của ta càng tăng như vũ bão.


- Đây là vị trí quan trọng nhất của giặc ở phía Nam Thăng Long, nhằm chặn quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long.
Ý nghĩa:
Đánh cho để tóc dài
Đánh cho để răng đen.
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
Lời tuyên thệ cuả Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc như thế nào ?
Em hãy mô tả hình ảnh Quang Trung
trong ngày đại thắng ?
- Ngồi trên lưng voi, áo bào ñoû xạm đen khói súng, đi đầu đạo quân tiến vào Thăng Long giữa cảnh vui mừng khôn xiết của nhân dân.
III. VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN
Năm 1778 Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế hiệu là Thái Đức, vương triều Tây Sơn thành lập.

Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế cai quản từ Thuận Hóa ra Bắc.
Em hãy nêu những chính sách của vương triều Tây Sơn khi được thành lập?
- Thành lập chính quyền cơ sở, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.

- Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục ( dịch sách chữ Hán để làm tài liệu học tập ), thi cử, tổ chức quân đội .

Đối ngoại: Hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.


- Năm 1792 Quang Trung qua đời.

- Năm 1802 Nguyễn A�nh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.
Củng cố bài:
- Nêu vai trò của Quang Trung và phong trào nông dân Tây Sơn.

- Các em suu t?m tranh ảnh về Quang Trung.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đình Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)