Bài 23. Môi trường vùng núi

Chia sẻ bởi Võ Thành Tài | Ngày 27/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Môi trường vùng núi thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Thị Trấn - Thị Trấn - Trảng Bàng - Tây Ninh
Trang bìa
Trang bìa:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH Giáo viên: Trần Thị Chi Trường THCS Thị Trấn Kiểm tra miệng
: Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
KIỂM TRA MIỆNG Hoạt động kinh tế truyền thống của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là
a/ Chăn nuôi tuần lộc
b/ Đánh bắt cá
c/ Săn thú có lông quý
d/ Tất cả đều đúng
Bài mới
: Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
Chương V Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI 1/ Đặc điểm của môi trường: Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI 1/ Đặc điểm của môi trường
:
Đây là cảnh gì ? Ở đâu ? Trong ảnh có các đối tượng địa lí nào ? Toàn cảnh: Các cây bụi lùn, thấp có hoa đỏ, phía xa trên cao là tuyết phủ trắng đỉnh núi. :
Tại sao ở đới nóng quanh năm có nhiệt độ cao, lại có tuyết phủ trắng trên đỉnh núi ? Trong tầng khí quyển: Nhiệt độ giảm dần khi lên cao, trung bình cứ lên cao 1000m nhiệt độ giảm latex(6^0)C. Càng lên cao nhiệt độ và độ ẩm càng thay đổi. Vậy khí hậu vùng núi như thế nào ? : Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI 1/ Đặc điểm của môi trường - Ở vùng núi khí hậu thay đổi theo độ cao. :
Dãy núi Hoàng Liên Sơn nhìn từ Sa Pa Cảnh quan từ núi Bà Nà :
Quan sát H.23.2, cho biết: Vùng AnPơ có mấy vành đai thực vật? Giới hạn của từng vành đai ? Thực vật thay đổi như thế nào từ chân núi đến đỉnh núi ? Vì sao cây cối lại biến đổi theo độ cao ? : Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI 1/ Đặc điểm của môi trường - Ở vùng núi khí hậu thay đổi theo độ cao. - Thực vật cũng thay đổi theo độ cao. - Sự phân tầng thực vật theo độ cao giống như từ vùng vĩ độ thấp lên vĩ độ cao. :
:
THẢO LUẬN NHÓM - Nhóm 1,2: Kể tên các vành đai thực vật ở đới nóng ? - Nhóm 3,4: Các vành đai thực vật ở đới ôn hòa ? Thời gian 3 phút :
:
Độ cao (m) Đới nóng Đới ôn hòa 200 - 900 900 - 1600 1600 - 2200 2200 - 3000 3000 - 4500 4500 - 5500 Trên 5500 Rừng rậm Rừng cận nhiệt trên núi Rừng hỗn giao ôn đới trên núi Rừng hỗn giao ôn đới trên núi Rừng lá kim ôn đới núi cao Đồng cỏ núi cao Tuyết vĩnh cửu Rừng lá rộng ôn đới Rừng hỗn giao ôn đới Rừng lá kim Đồng cỏ núi cao Tuyết vĩnh cửu Tuyết vĩnh cửu Tuyết vĩnh cửu :
Điểm khác nhau giữa phân tầng thực vật theo độ cao ở đới ôn hòa và đới nóng ? - Các tầng thực vật ở đới nóng nằm ở độ cao lớn hơn ở đới ôn hòa. - Đới nóng có vành đai rừng rậm mà đới ôn hòa không có. :
Sự phân bố cây cối trong một quả núi giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng có sự khác nhau như thế nào ? Các vành đai cây cối ở sườn đón nắng nằm cao hơn sườn khuất năng. Vì sao có sự khác nhau đó ? Sườn đón nắng nhiệt độ nhiều hơn sườn khuất nằng. Ảnh hưởng của sườn núi đối với thực vật và khí hậu như thế nào ? Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng của sườn núi. :
Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI 1/ Đặc điểm của môi trường Độ dốc của sườn ảnh hưởng đến tự nhiên, kinh tế của vùng như thế nào ? - Hướng và độ dốc của sườn núi ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường vùng núi. :
Độ dốc của sườn ảnh hưởng đến tự nhiên, kinh tế của vùng núi: - Ảnh hưởng đến lũ trên các sông suối trong vùng (nước trôi nhanh xuống sông suối, nếu không có cây cối che phủ sườn núi thì rất dễ gây lũ quét, lở đất,.. - Ảnh hưởng đến giao thông, đi lại và hoạt động kinh tế trong vùng núi. Những người dân sống ở vùng núi nước ta, để hạn chế hiện tượng xói mòn đất, lũ quét cần phải biết bảo vệ rừng, biết khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lí, tiết kiệm bên cạnh đó phải tích cực trong việc trồng rừng. 2/ Cư trú của con người: Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI 1/ Đặc điểm của môi trường 2/ Cư trú của con người :
Đặc điểm chung nhất của các dân tộc sống ở vùng núi ? Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Vùng núi thường thưa dân. : Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯNỜG VÙNG NÚI
Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI 1/ Đặc điểm của môi trường. 2/ Cư trú của con người. - Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người. - Vùng núi thường là nơi thưa dân. - Người dân ở những vùng núi khác nhau trên trái đất có những đặc điểm cư trú khác nhau. :
Đặc điểm cư trú của người vùng núi phụ thuộc vào điều kiện gì ? Phụ thuộc vào địa hình và khí hậu, vào nguồn tài nguyên và nguồn nước. Kể tên các dân tộc sống ở vùng núi nước ta ? Và họ có thói quen cư trú như thế nào ? Người Mèo ở núi cao. Người Tày ở lưng chừng và núi thấp. Người Mường ở núi thấp và chân núi. :
:
Môi trường vùng núi là môi trường chịu tác động lâu dài của các hoạt động nội lực và ngoại lực. Ngày nay, các hoạt động kinh tế của con người đã làm biến đổi nhanh chóng môi trường vùng núi, làm gia tăng tác động của ngoại lực đến địa hình vùng núi, gây ra các hiện tượng lũ quét, trượt đất, lở đất,... Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường vùng núi ? Con người phải biết khai thác và sử dụng tài nguyên đất, rừng một cách hợp lí, tiết kiệm. Tích cực trong việc bảo vệ và trồng rừng. Tổng kết
: Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
TỔNG KẾT Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo:
a/ Độ cao
b/ Hướng núi
c/ Cả a, b đều đúng
d/ Câu a đúng, b sai
Hướng dẫn học tập
: Bài 23 - Tiết 26 MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP * Đối với bài học ở tiết này: - Học kĩ nội dung bài. - Hoàn thành bài tập tập bản đồ. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Ôn lại các bài đã học ở các chương II, III, IV và V. - Chuẩn bị bài "Ôn tập chương II, III, IV và V".
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thành Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)