Bai 23 lop 7

Chia sẻ bởi Chieu Quan | Ngày 11/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: bai 23 lop 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:





Bài 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI – XVIII
( 2 tiết )

MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Thấy được sự khác nhau về kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
Tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp ở các thế kỷ này ( khả năng khách quan và đất nước bị chia cắt ).
Nắm được những nét chính về tình hình văn hóa ( tôn giáo, sự ra đời chữ Quốc ngữ, văn hóa, nghệ thuật ).
Nhận rõ tiềm năng kinh tế của đất nước, tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nông dân, thợ thủ công Việt Nam bấy giờ.
Bồi dưỡng ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.
Biết xác định các địa danh trên bản đồ Việt Nam, các làng thủ công nổi tiếng, các đô thị Đàng Ngoài – Đàng Trong.
Biết tự tìm hiểu lịch sử văn hóa ở địa phương quê hương học sinh.

II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU CẦN CHO BÀI GIẢNG :
Bản đồ Việt Nam
Một số tranh ảnh về bến cảng, Kinh kì, Hội An.

III. DẠY – HỌC BÀI MỚI :
1/ Kiểm tra bài cũ :
Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở thế kỉ XVI – XVIII?
2/ Giới thiệu bài mới :
3/ Tiến trình dạy học :

Hoạt động thầy và trò
Nội dung ghi bài


1: Hoạt động : cá nhân
GV : Yêu cầu hs đọc SGK 7 mục 1/109
GV : Treo bản đồ Việt Nam
Đàng Ngoài :
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị phá hoại nghiêm trọng ?
HS : trả lời
GV : Do hậu quả chiến tranh phong kiến để lại khiến nền kinh tế nông nghiệp bị trì trệ và một phần do chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm đến công trình thủy lợi, khai hoang. Sự quản lý nhà nước lõng lẻo tao điều kiện cho bọn cường hào chiếm ruông đất của dân =>Ruộng tư phát triển, ruộng công bị thu hẹp. Chế độ tô thuế, binh dịch nặng nề. Nạn tham ô hoành hành, bán ngôi thứ…
GV: Nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị phá hoại nghiêm trọng đã ảnh hưởng gì đến đời sống nông dân lúc bấy giờ ?
HS: trả lời
GV: Và trước những nguyên nhân trên đã khiến nền sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài bi phá hoại nghiêm trọng dẫn đến đời sống nông dân đói khổ, mất mùa, ruộng đất bỏ hoang => dân đi phiêu tán. Nghiêm trọng nhất là nạn đói ở ( Hà Đông, Hà Nam,…) vùng Thanh – Nghệ
GV : Chỉ trên bản đồ vùng có nạn đói lớn
Đàng Trong :
GV: Ở Đàng Trong chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?
HS: trả lời
GV: Nhờ đất đai màu mỡ và chúa Nguyễn khai thác mở rộng về phía nam( vùng Thuận – Quảng ), khuyến khích di dân khai hoang, cung cấp nông cụ, lương thực, lập làng ấp và chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch trong 3 năm => nông nghiệp phát triển.
GV: Chính sách di dân khai hoang của chúa Nguyễn đã đạt được kết quả gì cụ thể về việc mở rộng lãnh thổ nước ta
HS: trả lời
GV: Sự phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho việc tư hữu ruộng đất hình thành 1 tầng lớp địa chủ lớn có nhiều ruộng đất trong tay.
GV: Ngoài ra chính sách di dân khai hoang đã có tác dụng tích cực trong việc mở rông lãnh thổ về phía nam (vùng Thuận – Quảng ),1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định sáp nhập Mĩ Tho – Hà Tiên vào phủ này.


Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
GV : Yêu cầu hs đọc mục 2 SGK 7/110
GV : Em hãy kể tên những làng thủ công nổi tiếng ở nước ta thời xưa mà em biết ?
HS : trả lời
GV : Cho hs thảo luận trong 5p
Nhóm 1: Sự phát triển của các làng nghề thủ công đã có tác động gì đến việc buôn bán ở nước ta ?
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về sự xuất hiện các đô thị lớn (Kẻ Chợ, Hội An, Gia Định…)lại nằm ở vùng đồng bằng, ven sông lớn điều đó đã có thuận lợi, khó khăn gì ?
Nhóm 3: Em hãy cho biết vài nét về phố Kẻ Chợ ở Đàng Ngoài ?
Nhóm 4: Tại sao Hội An trở thành thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong?
GV : Nhận định ý kiến và hệ thống kiến thức
Vào thế kỷ XVII, nước ta phát triển nhiều làng nghề chuyên môn đạt chất lượng như: lụa Hà Đông, gốm Thổ Hà, làng đường mía ở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chieu Quan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)