Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII
Chia sẻ bởi Bùi Hải Anh |
Ngày 29/04/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
LỊCH SỬ
NHÓM 2
Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành, là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Thái Tông mất, anh khác mẹ Tư Thành là Lê Nhân Tông lên thay, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dân giết vua Nhân Tông và cướp ngôi. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau lập Lê Tư Thành làm vua. Thánh Tông lên ngôi hoàng đế, xưng làm Thiên Nam động chủ, đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức).
Ngày 3 tháng 10 âm lịch năm 1459, niên hiệu Diên Ninh thứ 6, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đang đêm bắc thang lên tường thành, rồi chia làm ba đường lẻn vào cung cấm làm binh biến. Vua Lê Nhân Tông và Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh bị giết, Lê Nghi Dân lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Hưng (天興). Nghi Dân phong Bình Nguyên vương Tư Thành làm Gia vương (嘉王), và sai dựng phủ Gia Hưng bên trái nội cung để Tư Thành ở [8][9].
Lê Nghi Dân lên ngôi, tin dùng các nịnh thần, sát hại bề tôi cũ và thay đổi pháp chế, cho nên không được lòng dân và các đại thần, văn võ[10]. Một nhóm các trọng thần là Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí, Lê Ngang muốn binh biến lật đổ Thiên Hưng Đế (Lê Nghi Dân) nhưng việc bị bại lộ, tất cả đều bị giết[11]
Đầu thời Lê, triều đình sử dụng lại quan chế thời Trần, đứng đầu các quan là Tả, Hữu Tướng quốc Bình chương quân quốc trọng sự, dưới là Lễ Bộ, Lại Bộ, Nội các viện, Trung thư, Hoàng môn, ba sở Môn hạ, ngoài ra còn đặt chức Hành khiển ở 5 đạo để quản lý quân dân ngoài kinh đô. Năm 1459, Lê Nghi Dân đặt thêm bốn bộ là Binh, Hộ, Hình, Công và sáu khoa gồm Trung thư khoa, Hải khoa, Đông khoa, Tây khoa, Nam khoa, Bắc khoa.[21][22][23] Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông ban hành những chính sách mới để hoàn thiện bộ máy quan chế-hành chính Đại Việt.
Đời vua Lê Thái Tổ, Đại Việt được chia làm 5 đạo, các đơn vị hành chính dưới đạo là phủ, lộ, trấn, châu, huyện, xã. Quan cai trị đạo là Hành khiển, Tuyên phủ chánh phó sứ; cai trị phủ là Tri phủ; cai trị lộ là An phủ sứ; cai trị trấn là Trấn phủ sứ; cai trị huyện là Chuyển vận sứ, Tuần sát sứ; cai trị xã là Xã quan.[1] Đến thời Lê Thánh Tông, năm 1466, nhà vua chia nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung đô phủ, lại đặt các ty Đô, Thừa để cai quản. Thánh Tông đổi lộ thành phủ, trấn thành châu, đổi chức An phủ thành Tri phủ, Trấn phủ thành Đồng tri phủ, Chuyển vận sứ thành Tri huyện, Tuần sát sứ thành Huyện thừa, Xã quan thành Xã trưởng
Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông rất chú trọng việc mở mang giáo dục, bồi dưỡng nhân tài. Triều đình thời ông có Hàn lâm viện, Đông các viện, Quốc sử viện, Quốc Tử Giám, nhà Thái học là những cơ quan chuyên phụ trách văn hóa-giáo dục trong nước.[49][68]
Tháng 3 âm lịch năm 1467, vua Thánh Tông thấy học sinh Quốc Tử Giám đa số học Kinh Thi, Kinh Thư, ít chịu học Kinh Lễ, Kinh Dịchvà Xuân Thu, nên ông đặt chức Ngũ kinh bác sĩ, mỗi người hiểu biết chuyên về một kinh để giảng dạy ở Quốc Tử Giám.[52] Ngoài ra, ông còn đặt chức Giáo tập bác sĩ ở các vệ quân, và chức Huấn đạo chuyên dạy Nho học ở các phủ.[30][69][70]
Tháng 10 âm lịch năm 1484, Lê Thánh Tông cho sửa sang, mở rộng Văn Miếu-Quốc Tử Giám; chi tiết được ghi lại trong Đại Việt Sử ký Toàn thư: "[Vua] làm điện Đại Thành ở Văn Miếu cùng nhà đông vu, tây vu, điện Canh phục, kho chứa ván in và đồ tế lễ, nhà Minh luân, giảng đường đông tây, nhà bia đông tây, phòng học của sinh viên ba xá, và các cửa, xung quanh xây tường bao".[37] Ông còn ra lệnh cho các phủ hàng năm phải làm lễ tế ở Văn miếu của địa phương mình vào các ngày thượng tuần tháng 2, tháng 8 (âm lịch).
NHÓM 2
Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành, là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Thái Tông mất, anh khác mẹ Tư Thành là Lê Nhân Tông lên thay, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dân giết vua Nhân Tông và cướp ngôi. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau lập Lê Tư Thành làm vua. Thánh Tông lên ngôi hoàng đế, xưng làm Thiên Nam động chủ, đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức).
Ngày 3 tháng 10 âm lịch năm 1459, niên hiệu Diên Ninh thứ 6, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đang đêm bắc thang lên tường thành, rồi chia làm ba đường lẻn vào cung cấm làm binh biến. Vua Lê Nhân Tông và Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh bị giết, Lê Nghi Dân lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Hưng (天興). Nghi Dân phong Bình Nguyên vương Tư Thành làm Gia vương (嘉王), và sai dựng phủ Gia Hưng bên trái nội cung để Tư Thành ở [8][9].
Lê Nghi Dân lên ngôi, tin dùng các nịnh thần, sát hại bề tôi cũ và thay đổi pháp chế, cho nên không được lòng dân và các đại thần, văn võ[10]. Một nhóm các trọng thần là Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí, Lê Ngang muốn binh biến lật đổ Thiên Hưng Đế (Lê Nghi Dân) nhưng việc bị bại lộ, tất cả đều bị giết[11]
Đầu thời Lê, triều đình sử dụng lại quan chế thời Trần, đứng đầu các quan là Tả, Hữu Tướng quốc Bình chương quân quốc trọng sự, dưới là Lễ Bộ, Lại Bộ, Nội các viện, Trung thư, Hoàng môn, ba sở Môn hạ, ngoài ra còn đặt chức Hành khiển ở 5 đạo để quản lý quân dân ngoài kinh đô. Năm 1459, Lê Nghi Dân đặt thêm bốn bộ là Binh, Hộ, Hình, Công và sáu khoa gồm Trung thư khoa, Hải khoa, Đông khoa, Tây khoa, Nam khoa, Bắc khoa.[21][22][23] Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông ban hành những chính sách mới để hoàn thiện bộ máy quan chế-hành chính Đại Việt.
Đời vua Lê Thái Tổ, Đại Việt được chia làm 5 đạo, các đơn vị hành chính dưới đạo là phủ, lộ, trấn, châu, huyện, xã. Quan cai trị đạo là Hành khiển, Tuyên phủ chánh phó sứ; cai trị phủ là Tri phủ; cai trị lộ là An phủ sứ; cai trị trấn là Trấn phủ sứ; cai trị huyện là Chuyển vận sứ, Tuần sát sứ; cai trị xã là Xã quan.[1] Đến thời Lê Thánh Tông, năm 1466, nhà vua chia nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung đô phủ, lại đặt các ty Đô, Thừa để cai quản. Thánh Tông đổi lộ thành phủ, trấn thành châu, đổi chức An phủ thành Tri phủ, Trấn phủ thành Đồng tri phủ, Chuyển vận sứ thành Tri huyện, Tuần sát sứ thành Huyện thừa, Xã quan thành Xã trưởng
Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông rất chú trọng việc mở mang giáo dục, bồi dưỡng nhân tài. Triều đình thời ông có Hàn lâm viện, Đông các viện, Quốc sử viện, Quốc Tử Giám, nhà Thái học là những cơ quan chuyên phụ trách văn hóa-giáo dục trong nước.[49][68]
Tháng 3 âm lịch năm 1467, vua Thánh Tông thấy học sinh Quốc Tử Giám đa số học Kinh Thi, Kinh Thư, ít chịu học Kinh Lễ, Kinh Dịchvà Xuân Thu, nên ông đặt chức Ngũ kinh bác sĩ, mỗi người hiểu biết chuyên về một kinh để giảng dạy ở Quốc Tử Giám.[52] Ngoài ra, ông còn đặt chức Giáo tập bác sĩ ở các vệ quân, và chức Huấn đạo chuyên dạy Nho học ở các phủ.[30][69][70]
Tháng 10 âm lịch năm 1484, Lê Thánh Tông cho sửa sang, mở rộng Văn Miếu-Quốc Tử Giám; chi tiết được ghi lại trong Đại Việt Sử ký Toàn thư: "[Vua] làm điện Đại Thành ở Văn Miếu cùng nhà đông vu, tây vu, điện Canh phục, kho chứa ván in và đồ tế lễ, nhà Minh luân, giảng đường đông tây, nhà bia đông tây, phòng học của sinh viên ba xá, và các cửa, xung quanh xây tường bao".[37] Ông còn ra lệnh cho các phủ hàng năm phải làm lễ tế ở Văn miếu của địa phương mình vào các ngày thượng tuần tháng 2, tháng 8 (âm lịch).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Hải Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)