Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Tin | Ngày 29/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:



Lịch sử lớp 7
Bài 23 - tiết 49
Kinh tế, văn hóa Thế kỉ xvi - xviii
Ii - văn hóa
Giáo viên : Nguyễn Thị Huyền Nga
Trường : THCS Võ Thị Sáu - TP Hòa Bình
Kiểm tra bài cũ
- Nông nghiệp không phát triển. Do :
+ Chính quyền không quan tâm.
+ Cường hào cầm bán ruộng công.
- > Mất mùa, đói kém. Ruộng đất bỏ hoang, nhân dân đói khổ

Nêu tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các TK XVI-XVIII ?
- Nông nghiệp phát triển.
Do :
+ Chính quyền qua tâm đến việc khai hoang, mở rộng đất đai.
+ Có chính sách khuyến khích nông dân làm nông nghiệp.
Ii - văn hóa
1, Tôn giáo :
ở TK XVI - XVIII, nước ta có những tôn giáo nào ? Em hãy trình bày về sự phát triển của các tôn giáo này ?


- Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi
- Nho giáo vẫn được đề cao.
- Đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Do vậy các chúa đã nhiều lần ngăn cấm, nhưng các giáo sỹ vẫn tiếp tục tìm cách để truyền đạo.
Thiên chúa giáo xuất hiện vào từ TK XVII-XVIII.
> Do các giáo sỹ phương Tây theo thuyền buôn vào truyền giáo ở nước ta.
Đạo Thiên Chúa thâm nhập vào nước ta bằng con đường nào ?
Ii - văn hóa
1, Tôn giáo :


- Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi
- Nho giáo vẫn được đề cao.
Thiên chúa giáo xuất hiện vào từ TK XVII-XVIII.

ở vùng nông thôn trong thời kì này có điều gì đáng chú ý ?
Trong nông thôn : Nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống.
Hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội rất phong phú.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Câu ca dao trên nói lên điều gì ? Em hãy kể thêm vài câu ca dao có nội dung tương tự.
Câu ca dao nói lên truyền thống yêu thương, đùm bọc, chia sẻ của nhân dân ta. ( Tuy tôn giáo, dân tộc có thể khác nhau )
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Nhà thờ Lớn (Hà Nội )
Nhà thờ phát diệm ( Ninh Bình )
Lễ hội nơI thăng hoavăn hóa dân tộc
Đánh đu
Đấu vật
Các hoạt động trong lễ hội
Đua thuyền
Đánh cờ người
Chọi gà
Chọi trâu
Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đặc sắc trong các lễ hội có tác dụng gì ?
- Góp phần bảo tồn, giữ gìn nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc.
- Thắt chặt thêm tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước.
Các hình thức sinh hoạt qua các lễ hội :
Ii - văn hóa
1, Tôn giáo :
Nhóm 1 : Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Nhóm 2 : Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay ?


2, Sự ra đời của chữ Quốc ngữ :
Thảo luận nhóm
- TK XVII, một số giáo sỹ phương tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt - > Chữ Quốc ngữ ra đời.
- Chữ cái La-tinh (a,b,c.) là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến vì vậy đã được trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
Giáo sỹ A-lec-xăng-đơ Rôt
Từ điển Việt - Bồ - La tinh
Ii - văn hóa
1, Tôn giáo :



2, Sự ra đời của chữ Quốc ngữ :
- Trình bày sự phát triển của văn học nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII ?
3, Văn học và nghệ thuật dân gian :
a, Văn học :
Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế
Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn.
+ Tác phẩm tiêu biểu : Thiên Nam ngữ lục dài hơn 8000 câu. + Nội dung tiêu biểu : Viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công của xã hội đương thời. + Nhà thơ tiêu biểu : Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ
Các TK XVI-XVII
Nửa đầu TK XVIII
Văn học dân gian phát triển phong phú.
+ Thể loại : Truyện Nôm, Tiếu Lâm, Thơ lục bát và Song thất lục bát.
+ Tác phẩm tiêu biểu : Phan Trần, Nhị Độ Mai, Thạch Sanh ( Truyện Nôm ). Truyện Trạng Quỳnh.


Em hiểu biết gì về Nguyễn Bỉnh Khiêm và Đào Duy Từ ?
Quê ? huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng nguyên, l�m quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi l� Trạng Trình.
Là một học giả uyên bác, nhà triết học, nhà thơ lớn, làu thông kim cổ, biết được mệnh trời.
Ông có tấm lòng cao thượng,muốn "lo trước những việc lo của thiên hạ"

Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1491-1585)
Giai thoại về Nguyễn bỉnh Khiêm
Đỗ Trạng nguyên năm 1535, làm quan tới tước Trình tuyên hầu ( Trạng Trình ). Uyên thâm nhiều lĩnh vực đặc biệt là về lí số, chiêm tinh. Nhiều câu nói của ông được nhân dân tin theo gọi là " Sấm Trạng Trình".
Tương truyền Nguyễn Công Trứ phục mệnh vua Minh Mạng đi khai khẩn đất hoang ở Hải Phòng. Nguyễn Công Trứ ra lệnh đào 1 con sông qua làng Trung Am là quê trạng Trình. Con sông theo đường thẳng sẽ qua đền Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì thế dân làng kêu xin đừng phá đền. Nhưng lệnh vua to hơn thần mà Trạng Trình chỉ là thần nên cứ lệnh phá.
Lính theo lệnh vào đền bê ban thờ và bát hương ra thì thấy dưới bát hương có tấm bia đá, vội bê về trình Nguyễn Công Trứ. Doanh Điền sứ bước xuống đọc trên bia khắc: Minh Mệnh thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền thì phải làm đền
Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay.
Năm ấy chính là năm Minh Mệnh thứ 14. NCT sợ run và khiếp hãi về sức hiểu biết "Thiên cơ" hàng trăm năm sau của Trạng Trình vội cho sửa sang lại đền đẹp đẽ, uy nghiêm hơn trước.
Đào Duy Từ ( 1572-1634)
- Quê Tĩnh Gia - Thanh Hóa
Là nhà Thơ lớn, nhà văn hóa vừa là nhà quân sự có tài
+ Người có công lớn với chúa Nguyễn ( Xây dựng Lũy Thầy ).
+ Ông Tổ của nghề hát Tuồng ( Hát Bội )
Ii - văn hóa
1, Tôn giáo :
Điêu khắc :
- Phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở các phù điêu gỗ ở các đình chùa.
- Nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.

b, Nghệ thuật dân gian :
2, Sự ra đời của chữ Quốc ngữ :
3, Văn học và nghệ thuật dân gian :
a, Văn học :
Trình bày hiểu biết của em về nghệ thuật Điêu khắc ?
- Hãy kể một số công trình nghệ thuật dân gian mà em biết ?
Hoa văn, hình ảnh điêu khắc
Tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay
Ii - văn hóa
1, Tôn giáo :
Nghệ thuật điêu khắc :

b, Nghệ thuật dân gian :
2, Sự ra đời của chữ Quốc ngữ :
3, Văn học và nghệ thuật dân gian :
a, Văn học :
Trình bày sự phát triển của nghệ thuật sân khấu ?
Nghệ thuật sân khấu :
- Nghệ thuất sân khấu đa dạng và phong phú : Chèo, tuồng, hát ả đào.
+ Nội dung : Phản ánh đời sống lao động, thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình yêu thương con người.
chèo
Tuồng
Múa rối nước
Hát ả đào
Nghệ thuật sân khấu
Bài tập Củng cố
Chọn đáp án đúng và đủ nhất cho những câu hỏi sau:
1. Trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XVIII, ở nước ta có các tôn giáo nào ?
A. Nho giáo và Phật giáo.
B. Nho giáo, Phật giáo và Đạo Giáo.
C. Phật giáo và Thiên chúa giáo.
D. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo.
Bài tập Củng cố
Chọn đáp án đúng và đủ nhất cho những câu hỏi sau:
2. Chữ nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc ?
A. Khẳng định vị trí của chữ Nôm trong sáng tác văn chương.
B. Thể hiện ý thức dân tộc sâu sắc của nhân dân ta.
C. Thể hiện ý chí tự lực, tự cường và niềm tự tôn dân tộc.


h­íng dÉn häc sinh häc bµi




- Tr¶ lêi c¸c c©u hái trong phÇn cuèi bµi.
Chuẩn bị bài : Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Bài học đến đây kết thúc
Kính chúc quý thầy cô luôn thành công trong công tác
Các em học sinh luôn luôn học giỏi
Chúc các em học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Tin
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)