Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII

Chia sẻ bởi phạm thị kim nga | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 26 Ngày soạn: 28/2/2016
Tiết 49 Ngày dạy: 4/3/2016
BÀI 23: KINH TẾ VĂN HÓA THẾ KỈ XVI – XVIII
( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh nắm được
1. Về kiến thức
- Những nét chính về văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII, nêu được các điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học nghệ thuật.
- Hiểu được sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
2. Tư tưởng
Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, bảo vệ các thành tựu văn hóa, nghệ thuật của nước nhà.
3. Kĩ năng
- Phân tích, đọc bản đồ, thuyết trình sự kiện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Giáo án, lược đồ.
- Một số hình ảnh về sinh hoạt văn hóa.
2. Học sinh chuẩn bị:
- Vở ghi, sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
? Tình hình kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài phát triển như thế nào? Vì sao kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong lại có điều kiện phát triển?
2. Giới thiệu bài mới.
Nối tiếp tinh thần của thế kỉ XV, giai cấp thống trị của các thế kỉ XVI – XVIII ở Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong, tuy mức độ khác nhau nhưng đều xem Nho giáo là hệ tư tưởng của mọi thiết chế chính trị, xã hội. Tuy nhiên do sự suy thoái của chế độ quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền, sự tranh chấp giữa các thế lực, phe phái phong kiến làm cho hệ tư tưởng Nho mất dần vị trí độc tôn, cùng với đó Thiên Chúa giáo và Phật giáo cũng du nhập vào nước ta trong giai đoạn này. Chữ Quốc ngữ xuất hiện làm phong phú hơn cho tiếng Việt. Để hiểu được sự phát triển của tôn giáo và chữ Quốc ngữ ta sẽ tìm hiểu sang bài hôm nay.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần nắm

* Giáo viên: Cho học sinh đọc phần 1 sách giáo khoa.
? Thế kỉ XVI nước ta có những tôn giáo nào?
- Học sinh: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.
? Vì sao Nho giáo ko còn giữ được vị trí độc tôn?
- Học sinh: Sự tranh chấp quyền hành, vua ko còn ý nghĩa thiêng liêng.
* Giáo viên: Nho giáo vẫn được áp dụng trong thi cử, giáo dục. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của sự suy thoái nhà nước phong kiến, quan hệ hàng hóa – tiền tệ, ý thức hệ Nho giáo ngày càng suy tồi. Tôn ti trật tự không còn như trước, bộ máy quan lại bị đồng tiền chi phối. Tư tưởng “ chính danh định phận” mất dần ý nghĩa và nhường chỗ cho quan niệm:
“ Còn tiền còn bạc còn đệ tử, Hết cơm hết rượu hết ông tôi” ( Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm).
+ Ở Đàng Ngoài nhà Lê – Trịnh vẫn mở các khoa thi. Tuy nhiên, chất lượng ngày càng sa sút, đề thi soạn 4 đến 5 đề thi đi thi lại, thầy đồ soạn sẵn bài đem bán, bộ Tứ Thư và Ngũ Kinh được tóm tắt, người đi thi chỉ cần học thuộc lòng, trò không cần học, thầy chấm thi không biết trì giỏi hay không. Cậy gia đình quyền thế gửi gắm con em…không còn cái “ cốt cách thanh tao nghĩa khí của nhà Nho”.
? Nho giáo dần suy thoái dẫn đến điều gì?
- Học sinh: Phật giáo và Đạo giáo dần được khôi phục và phát triển.
? Biểu hiện của sự khôi phục Phật giáo?
- Học sinh: Suy nghĩ trả lời.
* Giáo viên: Vua chúa, phi tần, quan lại đua nhau theo Phật, góp tiền, cúng ruộng cho các chùa, tham gia sửa chữa xây dựng chùa. Chùa Thiên Hựu, Bảo Phúc ( Hà Tây), chùa Thiên Mụ ( Huế)… Nhân dân theo đó cũng bỏ công sức, tiền của xây dựng chùa. Tuy nhiên, Phật giáo lúc này không còn phát triển thịnh đạt như dưới thời Lý – Trần, các nhà chùa không còn là những trung tâm giảng đạo hay trung tâm kinh tế.
+ Đạo giáo hòa nhập với tín ngưỡng dân gian cũng phát triển hơn trước, được vua quan sùng mộ, xuất hiện nhiều đạo quán ở khắp nơi, nhiều vị “ tu tiên” nổi tiếng như Phạm Viên, Nguyễn Hoán…
? Nếp sống sinh hoạt truyền thống của nhân dân ta ở thôn quê như thế nào?
- Học sinh: Trong nông thôn, nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống.
? Biểu hiện nếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm thị kim nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)