Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII
Chia sẻ bởi lê thị nguyên thảo |
Ngày 10/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Bài 23: KINH TẾ - VĂN HOÁ THẾ KỈ XVI- XVIII
I.KINH TẾ
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở hai miền đất nước, nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
- Mặc dù chiến tranh phong kiến thường xuyên xảy ra và kéo dài, nhưng kinh tế có những bước tiến đáng kể đặc biệt là Đàng Trong.
- Những nét lớn về mặt văn hoá của đất nước, những thành tựu văn học, nghệ thuật của cha ông ta đặc biệt là văn nghệ dân gian.
1.2. Kĩ năng:
- Nhận biết các địa danh, phố nổi tiếng của nước ta
- Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc thế kỉ XVI-XVIII
1.3. Thái độ:
-Tôn trọng, có ý thức giữ gìn những sáng tạo nghệ thuật của ông cha, thể hiện sức sống tinh thần của dân tôc.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Tình hình kinh tế ở thế kỉ XVI-XVIII
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:Giáo án
3.2. Học sinh: Sưu tầm tài liệu có liên quan.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Kiểm tra miệng: (5p)
Câu 1: Em hãy nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài. (7đ)
Gây thất thoát lớn về người và của cải, mùa màng bị tàn phá, dịch bệnh...Đất nước bị chia cắt, gây đau thương, tổn hại cho dân tộc
Câu 2: Phủ Gia Định gồm mấy dinh, thuộc những tỉnh nào hiện nay?(3đ)
Phủ Gia Định gồm 2 dinh: dinh Trấn Biên( Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước); dinh Phiên Trấn (Tp Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh)
4.2. Tiến trình bài học (34p)
Giới thiệu bài mới (1p): Cuộc chiến tranh liên miên giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn gây biết bao tổn hại đau thương cho dân tộc. Đặc biệt sự phân chia cát cứ kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Vậy tình hình kinh tế đất nước trong giai đoạn lịch sử này như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: (17p) Tìm hiểu về hoạt động nông nghiệp.
GV:Sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài như thế nào?
HS: Nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá; chúa Trịnh không chăm lo khai hoang, tổ chức đê điều. Ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm bán….
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
HS:Xung đột giữa các tập đoàn PK, cường hào bao chiếm ruộng đất công, tô thuế, binh dịch nặng nề, nạn tham ô quan lại hoành hành
GV: Việc cường hào đem cầm bán ruộng đất công có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ntn?
HS:Nông dân không có ruộng cày nên:
+ Mất mùa đói kém xây ra dồn dập.
+ Nhiều người bỏ làng đi nơi khác...
GV: Ở Đàng Trong Chúa Nguyễn đã có những biện pháp gì trong sản xuất nông nghiệp?
HS:Chúa Nguyễn tổ chức di dân, khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp ở vùng Thận-Quảng.
GV: Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận Quảng nhằm mục đích gì?
HS:Làm giàu kinh tế để để củng cố cát cứ chống lại họ Trịnh.
GV: Trong nông nghiệp Chúa Nguyễn đã có những chính sách rất hay, theo em đó là những chính sách gì? Vì sao?
HS:Các chính sách: Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập làng, lập ấp ở Thuận Hóa. Chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế, binh dịch 3 năm trở về quê làm ăn.
Vì: Số dân tăng 126.857 suất; số ruộng đất tăng 265.507 mẫu, lập nhiều làng xóm mới.
GV: Trong số các làng, ấp mới có một phủ rất lớn được thành lập trong giai đoạn này, đó là phủ nào, do ai thành lập vào thời gian nào?
HS:Phủ Gia định, do Nguyễn Hử Cảnh lập vào năm 1698.
GV:Phủ Gia Định gồm mấy dinh tồn tại những tỉnh nào hiện nay?
HS:Hai dinh:
- Dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước)
- Dinh Phiên Trấn (TPHCM, Long An, Tây Ninh)
GV: Nhờ vào đâu mà nền nông nghiệp Đàng Trong phát triển nhanh, em hãy cho biết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: lê thị nguyên thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)