Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thu Thủy | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Họ và tên: Hoàng Thị Thu Thủy
Ngày soạn: 02/11/2016
Tiết 49
BÀI 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỶ XVI – XVIII
(Tiết 2)
II. Văn hóa
MỤC TIÊU
Kiến thức
Nho giáo được chính quyền phong kiến đề cao nhưng nhân dân trong làng xã luôn bảo tồn và phát huy nếp sống văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta đồng thời với việc thương nhân châu Âu đến nước ta tìm nguồn lợi và tài nguyên. Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu truyền đạo của các giáo sĩ.
Tư tưởng
Hiểu được truyền thống văn hóa của dân tộc luôn phát triển trong bất kì hoàn cảnh nào.
Bồi dưỡng ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
Kỹ năng
Quan sát, nhận biết hình ảnh
Thảo luận
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo viên
Giáo án, sách giáo viên
Máy tính, Powerpoint
Sưu tầm tranh ảnh, video lễ hội, tranh liên quan đến bài giảng
Học sinh
Sách giáo khoa
Đọc trước bài, tìm hiểu bài
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp học
Kiểm tra bài cũ
1, Nối đáp án đúng: Máy chiếu
2, Chọn đáp án đúng: Máy chiếu
Bài mới
Mặc dù tình hình nước ta không ổn định, chia cắt kéo dài nhưng nền kinh tế vẫn đạt mức phát triển nhất định. Điển hình là sự ra đời của nhiều thành thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến, Gia Định, Hội An, Thanh Hà. Chính sự ra đời của các đô thị khiến cho sự giao lưu buôn bán với người nước ngoài được mở rộng. Điều này khiến cho đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều đổi mới do được tiếp xúc với nền văn hóa của người phương Tây.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiến thức cần nhớ và ghi bảng

GV hỏi: Ở thế kỷ XVI – XVII nước ta có những loại tôn giáo nào? Nói rõ sự phát triển của các loại tôn giáo đó?
GV giảng: Ở thế kỷ XV, chính quyền phong kiến ra sức bảo vệ Nho giáo, lấy Nho giáo làm công cụ thống trị về mặt tinh thần nhằm duy trì kỉ cương của xã hội PK. Nhưng sang TK XVII, với sự suy thoái của chính quyền phong kiến, vua Lê trở thành bù nhìn, nên Nho giáo cũng mất dần hiệu lực, không còn giữ địa vị độc tôn. Trong hoàn cảnh đó, Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi. Điều đó được thể hiện rõ trong tư tưởng và sinh hoạt của nhân dân ta.
GV hỏi: Nhân dân ta có hình thức sinh hoạt tư tưởng truyền thống nào? Kể tên 1 số lễ hội mà em biết?
Hoạt động 1: Cho học sinh đoán hình ảnh lễ hội: Máy chiếu
Hoạt động 2: Xem video lễ hội đền Hùng
GV hỏi: Những hoạt động có trong đoạn video?
GV giảng: Qua đoạn video chúng ta thấy, hình thức sinh hoạt tư tưởng của nhân dân ta vô cùng phong phú. Lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác thể hiện sự tôn kính của con người với thần linh. Phản ánh ước mơ chính đáng của họ trước cuộc sống bản thân chưa thực hiện được (Hình ảnh: Máy chiếu). Còn Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. (Hình ảnh: Máy chiếu)
GV hỏi: Các hình thức sinh hoạt văn hóa đó có tác dụng gì?
Câu ca dao:
“Nhiễu điều...
... nhau cùng”
Câu ca dao nói lên điều gì?
Hoạt động 3: Chia nhóm thảo luận liệt kê những câu ca dao nội dung tương tự. (Đã được dặn tìm hiểu trước ở nhà)
Chú ý: Lớp chia thành 2 nhóm, 2 tổ là một nhóm. Cử 1 thư kí lên bảng ghi kết quả thi giữa 2 đội. Các câu ca dao không được trùng nhau.

GV hỏi: Đạo thiên chúa giáo tại sao lại xuất hiện ở nước ta?
GV giảng: Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta trong bối cảnh đất nước diễn ra cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến Trịnh – Mạc – Nguyễn và đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng khổ cực
HS đọc SGK và trả lời











Học sinh trả lời

Học sinh trả lời


Học sinh quan sát, trả lời












HS trả lời




HS 2 đội lần lượt giơ tay phát biểu. Trả lời đúng được cộng 1 điểm; trùng đáp án không được cộng điểm. Chơi trong 2 phút, đội nào nhiều đáp án đúng hơn thắng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)