Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII

Chia sẻ bởi Nguyễn Phạm Hoàng My | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - XVIII thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 7
Ngày dạy: 14.02.2017
Lớp dạy: 7/4
Giáo sinh: Nguyễn Phạm Hoàng My.
TIẾT 49. BÀI 23 KINH TẾ - VĂN HÓA THẾ KỶ XVI - XVIII
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức: học sinh nắm được:
_ Những nét đẹp truyền thống vẫn tiếp tục lưu giữ và phát huy trong giai đoạn này.
_Sự truyền bá đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam.
_Sự ra đời của chữ quốc ngữ.
_Những nét phát triển tiêu biểu của văn học và nghệ thuật dân gian.
2.Thái độ:
_Hiểu được những nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
_Có thái độ yêu quê hương đất nước và tinh thần bảo vệ những tinh hoa văn hóa dân tộc.
3.Kỹ năng:
_Tìm kiếm và sưu tầm ca dao tục ngữ.
_Miêu tả một lễ hội ở địa phương.
4. Năng lực:
_ Năng lực chung:
+ Năng lực đoàn kết trong học tập và sinh hoạt.
+ Năng lực đánh giá đúng về nhân vật và sự kiện lịch sử.
_ Năng lực riêng:
+ Năng lực hợp tác với đoàn thể
II/ Thiết bị dạy học:
_ giáo viên: giáo án, sgk
_Học sinh: sách giáo khoa
III/ Tiến trình dạy học:
Ổn định: 1 phút
Kiễm tra bài cũ: 4 phút
_Tình hình nông nghiệp của Đàng Trong và Đàng Ngoài trong giai đoạn từthế kỷ XVI – XVIII như thế nào?
_ Em có nhận xét gì tình hình thủ công nghệp và thương nghiệp lúc bấy giờ?

Bài mới:
GV: Đây là một giai đọan lịch sử đầy biến động khi mà đất nước đang lâm vào tình trạng bị chia cắt nhưng không vì thế mất đi những nét truyền thống văn hóa vốn có mà còn có thêm những bước phát triển mới. Để tìm hiểu thêm về điều này, hôm nay cô và các em cùng vào học bài mới: bài 23 kinh tế - văn hóa thế kỷ XVI – XVIII, phần II. Văn hóa.
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng

15 phút





























































































8 phút


































12 phút




Hoạt động 1: Tôn giáo
_ Có những tôn giáo nào ở nước ta từ thế kỷ XVI – thế kỷ XVII?
HS: có Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo.
_ Tình hình tôn giáo trong giai đoạn này có điểm gì khác so với thế kỷ XV?
HS: Phật giáo và Đạo giáo đã bị hạn từ thế kỷ XV nay đã được xóa bỏ. Nho giáo tuy giữ được vị trí độc tôn nhưng đang dần có dấu hiệu bị suy thoái.
_ Tại sao Nho giáo lại không còn được đề cao như trước nữa?
Do sự đảo lộn trật tự xã hội, như các em đã biết Nho giáo là công cụ quan trong mà chế độ phong kiến dùng để trị vì nhân dân, nhưng mà ngày nay khi mà vua Lê bây giờ chỉ còn là bù nhìn, mọi quyền hành đều nằm trong tay chúa Trịnh và chúa Nguyễn, đây là xã hội mà đồng tiền lên ngôi có tiền là có tất cả, như nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói: “ Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”.
_ Đời sống văn hóa của nhân dân ta trong giai đoạn này như thế nào?
HS: Vẫn giữ lối sống văn hóa truyền thống như: thờ thành hoàng, thờ tổ tiên, mở các lễ hội đình và lễ hội chùa. Tổ chức biểu diễn chèo, tuồng, múa rối nước,…, tổ chức trò chơi ( đua thuyền, đấu cờ,..)
_ Các hình thức sinh hoạt văn hóa trong giai đoạn này thể hiện điều gì?
HS: các hình thức mang ý nghĩa thể hiện tính đoàn kết và tình yêu quê hương đất nước của nhân dân.
_ Em hãy quan sát hình 53. Biểu diễn võ nghệ (tranh vẽ ở thế kỷ XVII), em có nhận xét gì về hình ảnh này?
HS: thể hiện tinh thần thượng võ của nhân dân -> tinh thần yêu nước, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc chống giặc ngoại xâm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phạm Hoàng My
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)