Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)

Chia sẻ bởi Mai Xuân Quang | Ngày 09/05/2019 | 103

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

II – SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN NĂM 1975.
1 – Sơ lược quá trình diễn biến:

Căn cứ vào tình hình phát triển mạnh mẽ của CM trong cả nước, từ 18/12/1974 đến 8/1/1975, hội nghị bộ chính trị mở rộng họp và đề ra kế hoạch giải phóng miền nam trong 2 năm 75-76
Bộ chính trị còn dự kiến nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền nam trong năm 1975.
Từ đầu tháng 3/1975, quân dân ta trên các chiến trường đã mở hàng loạt trận tiến công nhỏ để chuẩn bị bước vào trận tiến công lớn.
Ngày 6 tháng 1 năm 1975 quân ta giải phóng Phước Long
A – Chiến dịch Tây Nguyên (4 đến 24/3/1975):
Diễn biến :
Khu vực và mục tiêu tấn công lớn của ta là Tây Nguyên.
Sau những trận đánh nghi binh vào Plâycu, Kontum… ta bí mật bao vây Buôn Ma Thuột.
10/3/1975, ta bắt đầu tiến công và sau 2 ngày chiến đấu đã giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.
14/3/1975 địch rút khỏi Tây Nguyên, cuộc tháo chạy hoảng loạn. Trong vòng một tháng tấn công, quân và dân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân địch rút chạy, giải phóng Tây Nguyên và một số tỉnh ven biển miền trung (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà).
Ý Nghĩa:
Đánh Buôn Ma Thuột, ta đã điểm đúng huyệt quân thù, vì đây là vị trí then chốt, hiểm yếu trong tuyến phòng thủ Tây Nguyên.
Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền không thể có gì cứu vãn được.
B – Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (21/3/ đến 3/4/1975):
Diễn biến :
·    25/3/75, ta giải phóng Huế. Cùng thời gian này, ta giải phóng thị xã Tam Kỳ và toàn tỉnh Quảng Ngãi.
·    21/3/75, ta tấn công Huế và chặn đường rút chạy của địch trên bộ, trên biển, trên không
* Sáng 29/3/75, ta tấn công Đà Nẵng. Sau 32 giờ chiến đấu, ta đã tiêu diệt hơn 10 vạn quân địch, giải phóng Đà Nẵng. Toàn bộ chiến dịch Huế - Đà Nẵng ta đã tiêu diệt 5 sư đoàn chủ lực ngụy và xoá bỏ một quân khu ngụy.
* Ý nghĩa : chiến thắng Huế - Đà Nẵng đã gây nên tâm lý tuyệt vọng trong ngụy quân, đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.
* Phối hợp với sự nổi dậy của quần chúng, các đơn vị vũ trang của ta với tư tưởng chỉ đạo “kịp thời, nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” đã nhanh chóng áp sát Đà Nẵng.
C – Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Diễn biến :      
8/4/75, lập bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng SG - Gia Định. Lực lượng gồm 5 quân đoàn chủ lực tinh nhuệ…..
9/4, quân ta đánh Xuân Lộc. 21/4, ta giải phóng Xuân Lộc.
Cuối tháng 3/75, Bộ chính trị trung ương Đảng đã khẳng định “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền nam”.
14  16/4, ta chiếm Phan Rang, tiếp đó giải phóng Bình Thuận, Bình Tuy.
22/4/75, bộ chỉ huy chiến dịch duyệt lại lần cuối cùng kế hoạch chính thức của chiến dịch Hồ Chí Minh.
17 giờ ngày 26/4, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch.
Sáng ngày 27/4, các hướng đồng loạt đánh vào vùng ven Sài Gòn.
26  28/4, ta đã tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch trên tuyến phòng thủ vòng ngoài và xiết chặt vòng vây quanh Sài Gòn.
28/4, Mỹ đưa Dương Văn Minh thay Trần Văn Hương, tiến hành di tản người Mỹ và các viên chức cao cấp ngụy quyền.
29/4, các quân đoàn ta tổng công kích sào huyệt cuối cùng của địch.
11 giờ 30 ngày 30/4/75, thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng.
Ý nghĩa : chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân và dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở nam bộ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Xuân Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)