Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Út | Ngày 09/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Chào cô và các bạn
Những nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4-30/4 năm 1975)
Nguyễn Thành Trung
Phạm Văn Cán
Tiểu sử
Nguyễn Thành Trung
Nguyễn Thành Trung tên thật Là Đinh Khắc Chung, sinh ngày 9.10.1947 tại xã An Khánh, huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Cha làm Phó bí thư Huyện uỷ Châu Thành, năm 1962 bị giặc bắt trên đường đi công tác, giết chết rồi quăng xác xuống dòng sông Tiền, mấy ngày sau bà con mới vớt được xác đem chôn. Cả 3 người anh lớn đều thoát ly làm công tác cách mạng, còn Trung là con út ở nhà với mẹ , tham gia du kích xã.
Tiểu sử
Nguyễn Thành Trung
Tiểu sử
Nguyễn Thành Trung
Những hoạt động:
Năm 1965, Trung được Ban binh vận T2 (khu 8) đưa lên Sài Gòn tiếp tục học hết bậc phổ thông, rồi vào học ở trường Đại học Khoa học (nay là trường Đại học Khoa học tự nhiên) với một bản lý lịch thay đổi bằng tên mới là Nguyễn Thành Trung.
Năm 1969, sau khi được kết nạp Đảng Cộng sản, Trung được Ban binh vận Trung ương cục miền Nam bố trí vào cơ sở nội tuyến trong lực lượng Không quân Sài Gòn. Sau hơn một năm huấn luyện ở Nha Trang, anh được đưa đi đào tạo phi công ở Hoa Kỳ, đến năm 1971 thì về nước. Lúc đầu lái máy bay A37 thuộc sư đoàn không quân ở Cần Thơ. Năm 1973 chuyển sang lái máy bay F5 thuộc Sư đoàn Không quân 3 tại Biên Hoà.
Những hoạt động:
Được sự chỉ đạo trực tiếp của cơ sở bí mật nội tuyến, Nguyễn Thành Trung có nhiệm vụ phải ẩn mình chờ lệnh vào giờ G, để hành động. Anh đã dũng cảm, mưu trí, tránh được sự theo dõi của địch, giữ nghiêm kỷ luật, kiên định lập trường suốt thời gian hoạt động trong hàng ngũ không quân địch.
Tiểu sử
Nguyễn Thành Trung
Ngày 8.4.1975, trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, các quân đoàn quân giải phóng đang áp sát quanh Sài Gòn, thì Nguyễn Thành Trung nhận được mệnh lệnh chủ động xuất kích từ sân bay địch, lái máy bay F5 ném bom Dinh Độc lập, cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Lần đầu bom rơi không trúng mục tiêu, anh kiên quyết quay trở lại cắt bom lần nữa trúng đích, lần thứ 3 quay lại dùng súng 20 ly bắn vào kho xăng Nhà Bè rồi lái máy bay đáp xuống an toàn trên đường băng dã chiến ở sân bay tỉnh Phước Long thuộc vùng giải phóng, nay là tỉnh Bình Phước.
Những hoạt động:
Ngày 22.4.1975, anh được điều ra sân bay Đà Nẵng (lúc này thành phố Đà Nẵng đã được giải phóng) để hướng dẫn các phi công miền Bắc lái máy bay A37 của Mỹ (vì các phi công miền Bắc chỉ lái được các máy bay Mig), chuẩn bị cho trận tập kích mới.
Chiều 28.4.1975, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh , Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội 5 chiếc A37 (chiến lợi phẩm chiếm được của địch) từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) cất cánh thẳng hướng Sài Gòn, ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, rồi cả phi đội hạ cánh an toàn xuống sân bay Lộc Ninh. Trận oanh kích này đã phá huỷ 20 máy bay trên bãi đậu sân bay Tân Sơn Nhất.

Tiểu sử
Nguyễn Thành Trung
Những hoạt động:
Hai phi vụ ném bom vào Dinh Độc Lập và sân bay Tân Sơn Nhất đã góp phần quan trọng trong chiến dịch giải phóng thành phố, làm cho nội bộ chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang, dao động cực độ, đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chế độ Việt Nam cộng hoà.
Sau ngày giải phóng, Nguyễn Thành Trung đã cùng công nhân kỹ thuật sửa chữa, phục hồi số máy bay A37 và F5, trực tiếp lái thử từng chiếc để xác định chất lượng, tập luyện cho anh em phi công học lái loại máy bay mới. Anh có công lao đóng góp trong việc thành lập trung đoàn cường kích A37 và trung đoàn tiêm kích F5 của không quân Việt Nam. Hiện nay, Nguyễn Thành Trung là đại tá không quân Việt Nam, được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20.12.1994.
Tiểu sử
Nguyễn Thành Trung
Những hoạt động:
Hai phi vụ ném bom vào Dinh Độc Lập và sân bay Tân Sơn Nhất đã góp phần quan trọng trong chiến dịch giải phóng thành phố, làm cho nội bộ chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang, dao động cực độ, đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chế độ Việt Nam cộng hoà.
Sau ngày giải phóng, Nguyễn Thành Trung đã cùng công nhân kỹ thuật sửa chữa, phục hồi số máy bay A37 và F5, trực tiếp lái thử từng chiếc để xác định chất lượng, tập luyện cho anh em phi công học lái loại máy bay mới. Anh có công lao đóng góp trong việc thành lập trung đoàn cường kích A37 và trung đoàn tiêm kích F5 của không quân Việt Nam. Hiện nay, Nguyễn Thành Trung là đại tá không quân Việt Nam, được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20.12.1994.
Tiểu sử
Nguyễn Thành Trung




Trung úy Nguyễn Thành Trung (phải) sau khi ném bom (4/1975).
Nguyễn Thành Trung sau khi ném bom Dinh Độc Lập Photobucket Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp chúc mừng phi đội Quyết Thắng
Tiểu sử
Nguyễn Thành Trung
Phạm Văn Cán
Tiểu sử

Anh hùng Phạm Văn Cán sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, trung sĩ, chiến sĩ lái xe dắt, Đại đội 11, Đoàn 26, Phòng kỹ thuật Bộ tư lệnh Thiết giáp Miền.
Tiểu sử
Phạm Văn Cán
Trong chiến dịch Bến Cát từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1974, trời mưa nhiều, đường lầy lội, địch bắn phá ác liệt, Phạm Văn Cán vẫn bất chấp gian nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Có lần, giữa hỏa lực dày đặc của địch, anh vẫn bình tĩnh lái xe vào sát căn cứ địch (100 m), cứu kéo được 1 xe tăng ra ngoài. Cả chiến dịch, anh cứu kéo được 18 chiếc xe tăng về sửa chữa, khôi phục lại, tiếp tục chiến đấu. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh quận lỵ Chơn Thành phía đông Sài Gòn, có 2 xe tăng của ta bị hỏng nằm sát trận địa địch, nguy cơ sẽ bị chúng cướp xe hoặc phá hủy, Phạm Văn Cán dũng cảm mở nắp xe, nhô người ra ngoài vừa lái vừa quan sát tránh bãi mìn, thà hy sinh chứ không để xe và đồng đội bị thương, anh đã cứu được 2 xe tăng về an toàn, cổ vũ đồng đội xông lên tiêu diệt địch.
Những hoạt động:
Tháng 9 năm 1972, Phạm Văn Cán cùng đơn vị hành quân 2.000 km vào chiến trường Đông Nam Bộ, anh không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, vượt qua bom đạn ác liệt do máy bay địch bắn phá, cứu kéo được 73 lượt chiếc xe tăng, xe thiết giáp sa lầ hoặc chết máy trên dọc đường. Từ tháng 5 năm 1973 đến tháng 4 năm 1975, Phạm Văn Cán làm nhiệm vụ dắt xe tăng, xe thiết giáp trong chiến đấu. Anh đã tham gia 3 chiến dịch, cứu kéo được 40 chiếc xe về tới nơi an toàn.
Tiểu sử
Phạm Văn Cán


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, được tặng 4 bằng khen và giấy khen.

Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Phạm Văn Cán được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tiểu sử
Phạm Văn Cán
Anh hùng Phạm Văn Cán và chiếc tăng cứu hộ
Tiểu sử
Phạm Văn Cán
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Hình ảnh
Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh
Người dân Sài Gòn chào đón bộ đội giải phóng sau khi chiến dịch Hồ Chí Minh giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 30/4/1975
Tiến về Sài Gòn
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Nhạc
Sài Gòn quật khởi
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Út
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)