Bài 23. Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Yến | Ngày 10/05/2019 | 161

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:


Hiđroclorua - Axit clohiđric

Câu 1: Dãy ion có tính khử tăng dần là:
F- ; Cl- ; Br- ; I-
I- ; Br- ; Cl- ; F-
Câu 2: Số oxi hoá bền nhất của clo là:
-1
0
+1
+7
Những Ước Mơ Quanh Ta
Những Ước Mơ Xanh
Ước mơ của người Thanh Hoá
Lá rau má to bằng lá sen
Ước mơ của người Thái Nguyên
Búp chè xanh to bằng bắp chuối
Ước mơ của người Hà Nội
Giờ cao điểm không bị tắc đường
Ước mơ của người Hải Dương
Bánh đậu xanh to bằng cái ghế

Ước mơ của người xứ Huế
Nước sông Hương trở thành nước hoa

Câu 3: Tìm câu sai trong các câu sau:

A. Clo tác dụng với dung dịch kiềm.
B. Clo có tính chất đặc trưng là tính khử mạnh.
C. Clo là phi kim rất hoạt động, là chất oxi hoá mạnh, trong một số phản ứng clo là chất khử.
D. Có thể điều chế được các hợp chất của clo, trong đo số oxi hoá của clo là: -1, +1, +3, +5, +7.

Câu 4: Trong các phản ứng điều chế clo sau đây, phản ứng không dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là:


2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
KClO3 + 6HCl KCl + 3H2O + 3Cl2


Câu 5: Có các chất bột màu trắng là: NaCl, BaCO3, Na2S, BaSO4,. Một dung dịch cần dùng để phân biệt các muối trên là:

Dung dịch HCl
Dung dịch NaOH
Dung dịch BaCl2
Dung dịch AgNO3


Câu6: Câu không chính xác là:
Halogen là những chất oxi hoá mạnh
Khả năng oxi hoá của halogen giảm dần từ flo đến iot
Trong các hợp chất, các halogen đều có số oxi hoá là -1, 0, +1, +3, +5, +7.
Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học.
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai:

Hiđroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, nhẹ hơn không khí.
(S)
Khí hiđroclorua không độc, còn axit clohiđric rất độc
(S)
Khí hiđroclorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit
(Đ)
Dung dịch axit clohiđric là chất lỏng không màu, có mùi xốc, bốc khói trong không khí ẩm.
(Đ)

Câu 8: Để điều chế clo trong phòng thí nghiệm, cần dùng các hoá chất:

MnO2, dung dịch HCl loãng
KMnO4, dung dịch HCl đặc
KMnO4, dung dịch H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl
Dung dịch H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl


Câu 9: Có 4 bình không nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Trình tự tiến hành để phân biệt các dung dịch trên là:

Dùng quì tím, dung dịch AgNO3
Dùng phênolphtalêin, dung dịch AgNO3
Dùng dung dịch AgNO3 , phênolphtalêin
Không xác định được.

Câu 10: Halogen là những phi kim rất hoạt động vì:

Năng lượng liên kết phân tử nhỏ
Bán kính nguyên tử nhỏ hơn so với các nguyên tố trong cùng chu kì.
Có độ âm điện lớn.
Phân tử có liên kết cộng hoá trị.

Câu 11: Khi mở một lọ đựng dung dịch axit HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra. Khói đó do nguyên nhân là:

HCl phân huỷ tạo ra khí clo và hiđro
HCl dễ bay hơi tạo thành.
HCl dễ bay hơi, hút ẩm, tạo ra các giọt nhỏ axit HCl
HCl đã tan trong nước đến mức bão hoà.

Câu 12: Chọn câu đúng, sai trong các trường hợp sau:

Hiđro clorua là chất khí tan nhiều trong nước.
(Đ)
Hiđro clorua là chất khí khó tan trong nước.
(S)
Hiđro clorua là chất khí khô không làm quì tím đổi màu.
(Đ)
hiđro clorua tác dụng với CaCO3 giải phóng khí CO2
(S)

Câu 13: Có 4 bình không nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch NaCl, NaNO3, BaCl2, Ba(NO3)2. Trình tự tiến hành để phân biệt các dung dịch trên là:

Dùng quì tím, dung dịch AgNO3
Dùng dung dịch Na2CO3, dung dịch H2SO4
Dùng dung dịch AgNO3 , dung dịch H2SO4
Dùng dung dịch Na2CO3, dung dịch HNO3


Câu14: Chứng khó tiêu là do bao tử có quá nhiều axit HCl. Để làm giảm cơn đau người ta thường dùng viên thuốc có tác dụng là phản ứng với axit để làm giảm lượng axit . Chất là thành phần chính của viên thuốc là:
Mg(OH)2
NaHCO3
CaCO3
MgCO3
Câu 15: Để phân biệt 5 dung dịch NaCl, NaBr, NaI, NaOH, HCl đựng trong 5 lọ mất nhãn. Nhóm thuốc thử cần dùng trực tiếp là:

Phenlophtalein, khí clo
Quì tím, khí clo
Dung dịch AgNO3
Phenlophtalein , dung dịch AgNO3

Câu 16: Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng cho phản ứng xảy ra, toàn bộ khí sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch xút tạo ra dung dịch X. Các muối trong dung dịch X là:

NaCl, NaClO3
KCl, KClO
NaCl, NaClO
Kết quả khác
Câu 17: Có 6 bình không nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau: natri clorua, natri bromua, kali iotua, axit clohiđric, axit sunfuric, kalihiđroxit.Để phân biệt các hoá chất trên cần dùng lần lượt các hoá chất là:
Quì tím, dung dịch AgNO3,
phenolphtalein, dung dịch AgNO3,
Quì tím, dung dịch AgNO3
Cả A, B, C đều đúng
Câu 18: Có 6 bình không nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau: NaSO4, NaCl, Ba(NO3)2, HCl, H2SO4, Ba(OH)2.Để phân biệt các hoá chất trên nếu chỉ dùng thêm một hoá chất làm thuốc thử thì chọn hoá chất là:
Quì tím
Phenolphtalein
Dung dịch AgNO3
Cả A, B đều đúng

Câu 19: Có 5 lọ mất nhãn X, Y, Z, T, L, mỗi lọ chứa một trong 5 dung dịch sau: Pb(NO3)2, HgCl2, KI, HCl và (NH4)2CO3. Biết rằng:
* Chất X tạo ra kết tủa với Y nhưng tan trong Z.
* Chất Z tạo khí với L và tạo kết tủa với T.
*Chất L tạo kết tủa với T nhưng lại không phản ứng với Y.
Chất Y không tạo kết tủa với Z
Các chất X, Y, Z, T, L, lần lượt là:
HgCl2, (NH4)2CO3 , KI, , HCl, Pb(NO3)2
HgCl2, KI, , HCl, Pb(NO3)2 (NH4)2CO3
HgCl2, Pb(NO3)2 , HCl, KI, (NH4)2CO3
Tất cả đều sai.


Câu 20: Tại các cửa sông( nơi một con sông chảy ra biển) nước biển trên bề mặt là nước ngọt, trong khi nước gần đáy là nước mặn. Giải thích sau đây phù hợp cho điều này là:
Muối là chất rắn có khuynh hướng lắng suống đáy các cửa sông.
Nước biển thì luôn lạnh hơn nước sông, vì thế nó chìm suống đáy các cửa sông.
Khối lượng riêng của nước ngọt nhỏ hơn của nước biển, nên chảy qua phía trên nước muối.
Không có các con sóng hay dòng chảy tại các cửa sông để trộn nước ngọt với nước mặn.

Câu 21: Nếu đem phân tích hai mẫu "NaCl" thì thấy cả hai đều chứa thành phần % nguyên tố clo đều khác nhau, lí do phù hợp nhất là:

Hai mẫu này có nguuồn gốc khác nhau
ít nhất là một trong hai mẫu không nguyên chất.
Hai mẫu chứa các đồng vị khác nhau của clo.
Có hai hợp chất khác nhau chứa cùng công thức phân tử

Câu 22: Các dung dịch HCl, NaCl, NaClO. Chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết là:

Phenolphtalein
Quì tím
Dung dịch NaOH
Không xác định được

Câu 23: Khí hiđroclorua có thể điều chế bằng cách cho muối ăn(NaCl) rắn tác dụng với chất nào sau đây:

NaOH
H2SO4 đặc
H2SO4 loãng
H2O




Câu 24: Hoà tan 10 gam hỗn hợp 2 muối cácbonat của kim loại hoá trị II và III bằng dung dịch HCl, ta thu được dung dịch A và 0,672 lit khí bay ra ( ở đktc ). Khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan.

Giải
Gọi 2 kim loại hoá trị II và III lần lượt là A và B, số mol là a và b, công thức phân tử của 2 muối cacbonat là:
ACO3 và B2(CO3)3.

Số mol khí CO2 thoát ra là: 0,672 : 22,4 = 0,03mol.


Các phản ứng xảy ra theo phương trình:

ACO3 + 2HCl ACl2 + H2O + CO2
a a a

B2(CO3)3 + 6HCl 2BCl3 + 3H2O + 3CO2
b 2b 3b
Các phương trình đại số theo bài cho là:

a + 3b = 0,03 (1)
a(A + 60) + b(2B + 3.60) = 10 (2)
(2) suy ra: aA + 2bB + 60(a + 3b) = 10 (3)
(3) suy ra: aA + 2bB + 60.0,03 = 10 (4)
(4) suy ra: aA + 2bB = 10 - 1,8 = 8,2
Khối lượng hai muối thu được là:

m = a(A + 2.35,5) + 2b(B + 3.35,5)
= aA + 2bB + 35,5.2(a + 3b)
= 8,2 + 71. 0,03 = 8,2 + 2,13 = 10,33g

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)