Bài 23. Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thủy | Ngày 10/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Bài 31:
Hidro Clorua - Axit Clohidric
Bài giảng dành cho lớp 10 THPT
( sách nâng cao) (1 tiết )
NỘI DUNG BÀI DẠY
NỘI DUNG II
NỘI DUNG I
NỘI DUNG III
TÍNH CHẤT VẬT LÝ
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
ĐIỀU CHẾ
NỘI DUNG IV
+ Muối của axit clohidric
+ Nhận biết ion clorua
I.TÍNH CHẤT VẬT LÍ
1. Tính Chất Của Khí Hiđroclorua
HCl là một khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí
HCl rất độc, nồng độ cho phép trong không khí là 0,05 mg/l
Hóa lỏng ở -85,1 độ C và hóa rắn ở -114,2 độ C
Nước có pha quỳ tím
Khí HCl
Thí nghiệm tính tan của HCl

Vì sao nước trong bình lại dâng lên và có màu đỏ?

Khí hidroclorua tan nhiều trong nước tạo ra sự giảm áp suất trong bình, áp suất khí quyển đẩy nước vào bình thế chỗ khí HCl đã hòa tan
- Dung dịch thu được là axit nên làm dung dịch quỳ tím đổi sang màu đỏ
Khí HCl tan rất nhiều trong nước
2. Tính chất vật lý của dung dịch axit clohiđric đặc
Trạng thái, mùi, vị?
Chất lỏng, không màu, mùi xốc
Khối lượng riêng?
Ở 20 độ C, dd đặc nhất có nồng độ 37%, d =1,19 g/ml
Có thể thu được khí HCl khi chưng cất dd axit clohidric đặc ko?
Khi đun nóng dd axit clohidric đặc, đến khi nồng độ dd là 20,2% thì HCl và H2O tạo hỗn hợp đẳng phí, sôi ở 110○ C, do đó mà không thu được khí HCl

Khí HCl khô không đổi màu quí tím, không tác dụng CaCO3 ,khó tác dụng kim loại
Dung dịch HCl là một axit mạnh và mang tính chất chung của một axit
HCl ở thể khí và dung dịch thể hiện tính khử khi tác dụng chất oxy hóa mạnh
II.TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính Axit
- Làm quỳ tím hóa đỏ
- Tác dụng với bazơ
- Tác dụng với oxit bazơ
- Tác dụng với muối
- Tác dụng với kim loại

2. Tính Khử
Trong phân tử HCl, Clo có số oxi hóa là -1 (thấp nhất), có thể tham gia phản ứng để có số oxi hóa cao hơn. Viết 2 ptpư chứng minh và cho biết vai trò của Cl- trong các pứ đó?
+6 -1 0
K2Cr2O7 + 14HCl  3Cl2 + 2KCl +
+3
+ 2CrCl3 + 7H2O

+4 -1 0 +2
MnO2 + 4HCl  Cl2 + MnCl2 + 2H2O
III. Điều Chế
Phiếu học tập:
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HCl từ chất nào. Viết ptpứ.
Trong công nghiệp, người ta dùng chất nào để điều chế HCl. Gọi tên các phương pháp tương ứng và viết PTHH (nếu có)
HCl
H2SO4 đặc
NaCl
H2O
ĐIỀU CHẾ AIXT CLOHIDRIC TRONG PTN
Dd HCl
1. Trong Phòng Thí Nghiệm
Đi từ 2 phương trình:

NaClr +H2SO4 đ NaSHO4 +HCl ( t  2500 C )

NaClr +H2SO4 đ  Na2SO4 +2HCl (t  4000 C)

Sau đó hòa tan HCl vào nước cất, ta được dung dịch axit clohidric
2. Trong Công Nghiệp
Phương pháp Sunfat: đi từ NaCl và H2SO4 đặc.
Phương pháp tổng hợp: đi từ H2 và Cl2 được dẫn vào tháp tổng hợp T1 và tháp hấp thụ T2 và T3 theo nguyên tắc ngược dòng
Ngày nay HCl thu được từ quá trình clo hóa các chất hữu cơ




H2
Cl2
Tháp tổng hợp
Tháp hấp thụ
Tháp hấp thụ
Khí HCl
Dd HCl loãng
Khí HCl
Dd HCl loãng
Dd HCl đặc
T1
T2
T3
Khí thoát ra ngoài
SƠ ĐỒ THIẾT BỊ SẢN XUẤT AXIT CLOHIDRIC TRONG CN
H2O
IV- Muối của axit clohiđric. Nhận biết ion clorua
Muối của axit clohidric
+) Đa số muối clorua dễ tan trong nước: NaCl, KCl, BaCl2…
+) Một vài muối hầu như không tan: AgCl, PbCl2, Hg2Cl2...
+) Một số muối dễ bay hơi ở nhiệt độ cao như: CaCl2: FeCl3…
2. Nhận biết ion clorua
Thí Nghiệm:
Quan sát hiện tượng và giải thích hiện tượng?
- Khi cho AgNO3 vào dung dịch AgCl:
NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3
- Như vậy có thể dùng chất nào để nhận ra HCl và muối clorua ? vì sao?
 Dung dịch AgNO3 là thuốc thử để nhận biết ionclorua.
Bài tập: Nhận biết các ion sau: NaCl, NaOH, HCl, HNO3
- Bài 1, bài 2, bài 6, sgk trang 130
- Bài tập 1:
Hỗn hợp dung dịch A gồm NaCl và HCl
Lấy 100ml dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 5,74g kết tủa trắng. Tính nồng độ mol của cá chất trong dung dịch A, biết rằng cần 150ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hòa 50ml dung dịch A. -
Bài Tập Về Nhà
Xin Chân Thành Cám Ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)