Bài 23. Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua

Chia sẻ bởi Đặng Thanh Thanh | Ngày 10/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 23
HIĐRO CLORUA
AXIT CLOHIĐRIC VÀ
MUỐI CLORUA
I - Hiđro clorua
Cấu tạo phân tử
- Hiđro clorua là hợp chất cộng hóa trị
- Phân tử có cực ( Hiệu độ âm điện giữa nguyên tử clo và hiđro : 3,16-2,20 = 0,96)
I - Hiđro clorua
Cấu tạo phân tử
2 . Tính chất
Hiđro clorua là khí không màu , mùi xốc , nặng hơn không khí ( d = 36,5/29 = 1,26 )
- Khí HCl tan rất nhiều trong nước
II – Axit clohiđric
1 . Tính chất vật lí
Hiđro clorua tan vào nước tạo thành dung dịch axit clohđric
Đó là chất lỏng không màu , mùi xốc
Dung dịch đặc nhất HCl đặc nhất ( 20 độ C ) đạt tới nồng độ 37% và D= 1,19 g/cm3
Dung dịch bốc khói trong không khí ẩm
II – Axit clohiđric
2. Tính chất hóa học
  - Axit clohiđric là axit mạnh
- Những tính chất chung của một axit (làm đỏ quỳ tím, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, tác dụng với muối, tác dụng với kim loại )
Vd:
Mg(OH)2+2HCl→MgCl2+2H2OMg(OH)2+2HCl→MgCl2+2H2O
 
 CuO+2HCl→CuCl2+H2OCuO+2HCl→CuCl2+H2
  
  CaCO3+2HCl→CaCl2+H2O+CO2↑CaCO3+2HCl→CaCl2+H2O+CO2

  Fe+2HCl→FeCl2+H2↑

II – Axit clohiđric
2. Tính chất hóa học
- Trong phân tử  HClHCl, clo có số oxi hóa  −1−1. Đây là trạng thái oxi hoá thấp nhất của clo. Do đó,  HCl  (ở thể khí và trong dung dịch)  còn thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh.
Thí dụ :
 K2Cr2+6O7+14HCl−1→3Cl20+2KCl+2Cr+3Cl3+7H2O

Mn+4O2+4HCl−1→Cl20+Mn−2Cl2+2H2O
III - ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
- Người ta điều chế khí hiđro clorua từ  NaClNaCl  rắn và axit sunfuric đậm đặc:  
NaCl+H2SO4→NaHSO4+HClNaCl+H2SO4→NaHSO4+HCl
2NaCl+H2SO4→Na2SO4+2HCl2NaCl+H2SO4→Na2SO4+2HCl
Phản ứng thứ nhất xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng không  quá  2500C2500C, phản ứng thứ hai xảy ra ở  nhiệt độ cao hơn  4000C4000C.
Hòa tan khí  HClHCl  vào nước cất, ta được dung dịch axit clohiđric
2. Trong công nghiệp
a) Trong công nghiệp, người ta cũng sản xuất axit clohiđric từ  NaClNaCl  và  H2SO4H2SO4  đặc. Phương pháp này gọi là phương pháp sunfat.
b) Để thu được  HCl tinh khiết:
- Người ta sản xuất  HClHCl  bằng phương pháp tổng hợp từ hiđro và clo (thu được khi điện phân dung dịch  NaClNaCl  có màng ngăn).
- Cần đốt để khơi mào cho phản ứng xảy ra trong buồng đốt  T1 (làm bằng than chì hay thạch anh), sau đó phản ứng tự xảy ra (phản ứng tỏa nhiệt).
- Khí  HClHCl  được nước hấp thụ ở hai tháp hấp thụ T2 và T3 theo nguyên tắc ngược dòng tạo ra dung dịch axit clohiđric đặc.
c) Ngày nay, một lượng lớn  HClHCl  thu được trong công nghiệp từ quá trình clo hóa các chất hữu cơ(chủ yếu là các hiđrocacbon).
IV - MUỐI CỦA AXIT CLOHIĐRIC. NHẬN BIẾT ION CLORUA
1. Muối của axit clohiđric
Muối clorua là muối của axit clohiđric.
Đa số muối clorua dễ tan trong nước, một vài mưới clorua hầu như không tan,đó là :
AgCl,PbCl2,CuCl,HgCl2AgCl,PbCl2,CuCl,HgCl2  (riêng  PbCl2PbCl2  tan khá nhiều trong nước nóng).
Natri clorua dùng làm muối ăn và nguyên liệu sản xuất cho clo, natri hiđroxit, axit clohiđric.
Kali clorua dùng làm phân bón.
Kẽm clorua dùng để chống mục gỗ và bôi lên bề mặt kim loại trước khi hàn vì nó có tác dụng tẩy gỉ, làm chắc mối hàn.
Nhôm clorua là chất xúc tác quan trọng trong tổng hợp hữu cơ, bari clorua dùng để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp,...
IV - MUỐI CỦA AXIT CLOHIĐRIC. NHẬN BIẾT ION CLORUA
2. Nhận biết ion clorua
- Hãy quan sát thí nghiệm:  Nhỏ vài giọt dung dịch  AgNO3AgNO3 vào dung dịch muối clorua hoặc dung dịch  HClHCl, ta thấy xuất hiện kết tủa màu trắng không tan trong các axit mạnh:

AgNO3+NaCl→AgCl↓+NaNO3AgNO3+NaCl→AgCl↓+NaNO3
AgNO3+HCl→AgCl↓+HNO3AgNO3+HCl→AgCl↓+HNO3

- Dung dịch  AgNO3AgNO3  là thuốc thử để nhận biết ion clorua có trong dung dịch muối clorua hoặc dung dịch axit HCHCl.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thanh Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)