Bài 23. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

Chia sẻ bởi Phan Thi Linh Giang | Ngày 10/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Trang bìa
Trang bìa:
MỜI CÁC BẠN ĐẾN VỚI NHỮNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRONG PHẦN CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG ĐỘNG LƯỢNG
MCQ: ĐỘNG LƯỢNG-ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
ĐỘNG LƯỢNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG 1. Trắc nghiệm MCQ. 2. Trắc nghiệm ĐÚNG/SAI. 3. Trắc nghiệm GHÉP ĐÔI. Câu 1 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Một hệ được gọi là hệ cô lập khi:
A. Các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau mà không tương tác với các vật ngoài hệ.
B. Lực tác dụng lên các vật trong hệ là nội lực.
C. Tổng các ngoại lực tác dụng lên hệ bù trừ nhau.
D. Các đáp án A, B, C đều đúng.
Câu 2 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Trường hợp nào sau đây là hệ cô lập?
A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.
B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm nghiêng.
C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.
D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
Câu 3 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Phát biểu nào nào là đúng khi nói về hệ cô lập?
A. Hệ cô lập là hệ mà các vật không tương tác với nhau.
B. Hệ cô lập là hệ mà các vật trong hệ tương tác rất ít với bên ngoài
C. Hệ cô lập là hệ mà các vật chỉ tương tác với vật bên ngoài
B. Hệ cô lập là hệ mà các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau không tương tác với các vật ngoài hệ.
Câu 4 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Điều nào sau đay là KHÔNG đúng khi nói về định luật bảo toàn động lượng?
A. Động lượng của một vật bằng tích của khối lượng và vận tốc vật.
B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
C. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
D. Trong một hệ cô lập động lượng của hệ bảo toàn.
Câu 5 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Động lượng của vật bảo toàn trong trường hợp nào sau đây?
A. Vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang.
B. Vật đang chuyển động tròn đều.
C.Vật đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
C. Vật đang chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
Câu 6 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Biểu thức nào sau đây là biểu thức xung lượng của một lực?
A. LATEX(vecP = m vecv
B. LATEX(vecF = (Deltavecv)/(Deltat)
C. LATEX(vecFDeltat = DeltavecP
D. LATEX(vecF = (DeltavecP)/(Deltat)
Câu 7 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Đơn vị động lượng là đơn vị nào sau đây?
A. Kgm/LATEX(s^2)
B. Kg.m/s
C. Kgm.s
D. KgLATEX(m^2)/s
Câu 8 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Động lượng được tính bằng:
A. N/m
B. N.m
C. N.s
D. N.m/s
Câu 9 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Điều nào sau đây là SAI khi nói về động lượng?
A. Động lượng là một đại lượng véc tơ.
B. Động lượng được xác định bằng tích của khối lượng và véc tơ vận tốc của vật ấy.
C. Động lượng có đơn vị là Kg.m/LATEX(S^2)
D. Trong hệ kín, động lượng của hệ là một đại lượng bảo toàn.
Câu 10 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Tổng động lượng của một hệ KHÔNG bảo toàn khi nào?
a. Hệ cô lập.
b. Hệ gần đúng cô lập (các ngoại lực không đáng kể so với nội lực).
c. Hệ chuyển động không ma sát.
d. Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không.
Câu 11 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn động lượng?
A. Động lượng của một hệ kín được bảo toàn.
B. Động lượng của hệ kín là một véc tơ không đổi cả về hướng và độ lớn.
C. Định luật bảo toàn động lượng là cơ sở của nguyên tắc chế tạo tên lửa vũ trụ.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 12 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào dựa trên nguyên tắc của định luật bảo toàn động lượng?
a. Một người đang bơi trong nước.
b. Chuyển động của tên lửa trong vũ trụ.
c. Chiếc xe ô tô đang chuyển động trên đường
d. Chiếc máy bay trực thăng đang bay trên bầu trời.
Câu 13 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào KHÔNG liên quan đến định luật bảo toàn động lượng?
A. Vận động viên dậm đà để nhảy lên cao.
B. Người nhảy từ thuyền lên bờ làm cho thuyền chuyển động ngược lại.
C. Xe ô tô xả khói ở ống khi đang chuyển động.
D. Bánh xe ô tô trượt trên mặt đường khi phanh.
Câu 14 LT: CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN
Biểu thức của định luật II Newtơn có thể viết dưới dạng
1. LATEX(vecF*Deltat = Deltavecp)
2. LATEX(vecF*Deltavecp = Deltat)
3. LATEX(vecF*(Deltavecp)/(Deltat) = m*veca)
4. LATEX(vecF*Deltavecp = m*veca)
ĐÚNG/SAI: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
Động lượng của mỗi vật trong hệ kín có thể thay đổi.
Động lượng của một hệ kín luôn luôn thay đổi.
Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
Khi vật ở trạng thái cân bằmg thì động lượng của vật bằng không.
Véc tơ động lượng cùng hướng với véc tơ vận tốc.
Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và gia tốc của vật.

Câu 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Các khẳng định sau là đúng hay sai?
Trong chuyển động thẳng đều xung của lực bằng không.
Lực tác dụng lên các vật trong hệ là nội lực.
Các vật trong hệ cô lập tương tác nhau bằng các cặp lực cân bằng.
Tổng các ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ bù trừ nhau.
Ngoại lực tác dụng lên mỗi vật trong hệ cô lập là trực đối nhau.
TN GHÉP ĐÔI: TRẮC NGHỆM GHÉP ĐÔI
Câu 1: TRẮC NGHIỆM GHÉP ĐÔI
Hãy chọn một trong các dữ kiện ở cột 2 ghép với các dữ kiện ở cột 1để được kết quả đúng.
Véc tơ động lượng....
Với một hệ cô lập thì.......
Động lượng của mỗi vật trong hệ kín ...............
Động lượng của một vật là.........................

Cột 2 Cột 1 ẨN / HIỆN CHỮ: BÀI TẬP ẨN HIỆN CHỮ
LATEX( veca=(vecF)/m) Điền vào chỗ trống:
1. Nếu có một lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian nào đó thì có thể làm ||động lượng ||.của vật thay đổi. 2. Công thức tính động lượng của một vật là ||P=mv||. 3. ||Độ biến thiên động lượng|| của vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. 4. Công thức là cách phát biểu khác của ||định luật II Newton|| CÔNG
MCQ: CÔNG CƠ HỌC
CÔNG CƠ HỌC 1. Trắc nghiệm MCQ. 2. Trắc nghiệm nhiều đáp án đúng 3. Trắc nghiệm ĐÚNG/SAI. CÂU 1: TRẮC NGHIỆM MCQ
Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng véc tơ?
A. Động lượng.
B. Lực quán tính.
C. Công cơ học
D. Xung lượng của lực.
CÂU 2: TRẮC NGHIỆM MCQ
Trong chuyển động động tròn nhanh dần, lực hướng tâm
A. sinh công dương.
B. sinh công âm.
C. không sinh công.
D. tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà có thể xảy ra một trong ba khả năng trên.
CÂU 3: TRẮC NGHIỆM MCQ
Một ô tô có công suất động cơ 100 KW đang chạy trên đường với vận tốc 36 km/h. Lực kéo động cơ lúc đó là:
A. 1000 N
B. 10000 N
C. 2778 N
D. 360 N.
CÂU 4: TRẮC NGHIỆM MCQ
Một lực thay đổi tác dụng vào vật mà đồ thị của lực theo vị trí của vật đuợc cho trên hình. Công của lực đó thực hiện khi di chuyển vật 5m là:
A. 25 J
B. 50 J
C. 12,5 J
D. 37,5 J
E. 0 J
NHIỀU ĐÁP ÁN ĐÚNG: TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN ĐÚNG
CÂU 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN ĐÚNG
Công của lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Hướng và độ lớn của lực tác dụng.
B. Hướng và độ lớn của vận tốc.
C. Hệ qui chiếu.
D. Dạng đường đi.
CÂU 2: TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN ĐÚNG
Đơn vị của công suất có thể là:
A. HP (CV) : Mã lực
B. W
C. J.s
D. Nm/s
ĐÚNG/ SAI: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/ SAI
CÂU 1: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG / SAI
Những phát biểu sau đây là đúng hay sai?
A. Khi vật chuyển động thẳng đều thì công của hợp lực tác dụng lên vật khác không.
B. Lực là đại lượng véc tơ nên công cũng là đại lượng véc tơ.
C. Trong chuyển động tròn đều lực hướng tâm không thực hiện công.
D. Đơn vị của công là đơn vị của năng lượng.
ĐỘNG NĂNG
MCQ: ĐỘNG NĂNG
ĐỘNG NĂNG 1. Trắc nghiệm MCQ. 2. Trắc nghiệm NHIỀU ĐÁP ÁN ĐÚNG. Câu 1: TRẮC NGHIỆM MCQ
Khi khối lượng giảm một nửa và vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ là:

A. không đổi.
B. tăng gấp đôi.
C. tăng gấp 4.
D. tăng gấp 8.
Câu 2: TRẮC NGHIỆM MCQ
Lực nào sau đây không làm cho vật thay đổi động năng?
A. Lực cùng hướng với vận tốc.
B. Lực vuông góc với vận tốc.
C. Lực ngược hướng với vận tốc.
D. Lực hợp với vận tốc một góc nào đó.
Câu 3: TRẮC NGHIỆM MCQ
Động năng của vật tăng khi
A. vận tốc của vật dương.
B. gia tốc của vật dương.
C. gia tốc của vật tăng.
D. ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Câu 4: TRẮC NGHIỆM MCQ
Hệ thức liên hệ giữa động lượng P và động năng LATEX(W_đ) của một vật khối lượng m là:
A. LATEX(W_đ = mP^2).
B. LATEX(2W_đ = mP^2).
C.LATEX(P^2 =2m W_đ).
D. LATEX(P^2 =4m W_đ).
Câu 5: TRẮC NGHIỆM MCQ
Một đầu đạn nằm yên sau đó nổ thành hai mảnh có khối lượng mảnh này gấp đôi mảnh kia. Cho động năng tổng cộng là LATEX(W_đ). Động năng của mảnh bé là:
A. LATEX(1/3W_đ).
B. LATEX(2/3W_đ).
C. LATEX(1/2W_đ).
D. LATEX(3/4W_đ).

NHIỀU ĐÁP ÁN ĐÚNG: TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN ĐÚNG
CÂU 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN ĐÚNG
Động năng của vật không đổi khi vật
A. chuyển động thẳng đều.
B. chuyển động với gia tốc không đổi.
C. chuyển động tròn đều.
D. chuyển động cong đều.
THẾ NĂNG
MCQ: THẾ NĂNG
THẾ NĂNG 1. Trắc nghiệm MCQ. 2. Trắc nghiệm ĐÚNG/SAI. Câu 1 BT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Một vật có khối lượng 2kg sẽ có thế năng là 4J đối với mặt đất khi nó ở độ cao là: ( lấy LATEX(g = 9,8 m/s^2))
A. 0.204 m.
B. 0.206 m.
C. 9,8 m.
D. 3,2 m.
Câu 2 BT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Một vật có khối lượng 1kg di chuyển theo một phần hình vuông (như hình vẽ). Hình vuông có cạnh 1m. Vị trí kết thúc thấp hơn vị trí bắt đầu 0,5 m. Trọng lực đã thực hiện công lên vật là bao nhiêu? (LATEX(g = 10 m/s^2))
A. +5J
B. -5J
C. +10J
D. -10J

Câu 3 BT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Một lò xo nằm ngang. khi tác dụng một lực F = 5N dọc theo lò xo làm nó giãn ra 2 cm. Thế năng đàn hồi của lò xo khi đó là:
A. 5J
B. 0,5J
C. 0,05J
D. 2,5J

Câu 4 BT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Cho đồ thị thế năng đàn hồi của lò xo theo độ giãn x. Độ cứng của các lò xo có quan hệ như thế nào?
A. LATEX(k_1> k_2 > k_3)
B. LATEX(k_1< k_2 < k_3)
C. LATEX(k_1= k_2 = k_3)
D. LATEX(k_1= k_2 > k_3)

ĐÚNG/ SAI: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/ SAI
CÂU 1: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Hai vật, một vật được thả lơi tự do, một vật được ném ngang ở cùng độ cao. Các kế luận sau dây đúng hay sai?
A. Gia tốc rơi như nhau.
B. Thời gian rơi như nhau.
C. Vận tốc chạm đất như nhau.
D. Công của trọng lực thực hiện là bằng nhau.
CÂU 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Các phát biểu sau đây là ĐÚNG hay SAI khi nói về thế năng trọng trường?
A. Thế năng trọng trường của một vật tại một vị trí sai kém nhau một hằng số cộng .
B. Khi thế năng trọng trường giảm thì trọng lực thực hiện công dương.
C. Khi vật di chuyển giữa hai điểm trong trọng trường, nếu đường đi càng lớn thì công của trọng lực càng lớn.
D. Thế năng trọng trường luôn luôn mang giá trị dương vì độ cao h luôn luôn dương.
CÂU 3: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Các phát biểu sau đây là ĐÚNG hay SAI khi nói về thế năng đàn hồi?
A. Thế năng đàn hồi là năng lượng dự trữ của những vật bị biến dạng.
B. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào vị trí cân bằng ban đầu của vật.
C. Thế năng đàn hồi tỉ lệ với bình phương độ biến dạng.
D. Trong giới hạn đàn hồi, nếu vật biến dạng càng nhiều thì khả năng sinh công càng lớn.
CƠ NĂNG
MCQ: ĐỘNG LƯỢNG-ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
CƠ NĂNG 1. Trắc nghiệm MCQ. 2. Trắc nghiệm ĐÚNG/SAI. Câu 1LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Cơ năng là một đại lượng

A. luôn luôn dương.
B. luôn luôn dương hoặc bằng không.
C. có thể dương, âm, hoặc bằng không.
D. luôn luôn khác không.
Câu 2 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì dừng lại và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN

A. động năng tăng.
B. thế năng giảm.
C. cơ năng cực đại tại N.
D. cơ năng không đổi.
Câu 3 BT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Một vật thả rơi tự do từ độ cao h. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Vị trí mà tại đó động năng bằng thế năng có độ cao là

A. LATEX(h/2)
B. LATEX(2h/3)
C. LATEX(h/3)
D. LATEX(h/4)
Câu 4BT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc A có độ cao LATEX(h_1) đến đỉnh dốc B có độ cao LATEX(h_2= 1/3h_1). Vận tốc của vật tại B được tính theo g và LATEX(h_1) là:

A.LATEX((gh_1)/3)
B. LATEX(2sqrt((gh_1)/3).
C. LATEX((4gh_1)/3)
D. LATEX(sqrt(2gh_1)).
ĐÚNG/ SAI: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Ở độ cao h, một viên bi được ném lên thẳng đứng với vận tốc LATEX(v_0). Bỏ qua sức cản của không khí. Những kết luận sau đây là ĐÚNG hay SAI?

A. Trong quá trình chuyển động, cơ năng của viên bi tại mọi vị trí bất kì bằng cơ năng của nó tại h.
B. Tại vị trí cao nhất, cơ năng của viên bi bằng thế năng của nó.
C. Trong quá trình chuyển động, động năng của viên bi luôn tăng, thế năng luôn giảm, nhưng tổng động năng và thế năng là một đại lượng bảo toàn.
D. Khi viên bi chạm đất, toàn bộ thế năng của viên bi đã chuyển hoá thành động năng.
KÉO THẢ CHỮ: BÀI TẬP KÉO THẢ CHỮ
Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng || động năng|| và || thế năng trọng trường|| của vật. Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo thì trong quá trình chuyển động ||cơ năng|| của vật là một đại lượng bảo toàn và độ biến thiên động năng của vật bằng || công của lực đàn hồi|| ĐIỀN KHUYẾT: BÀI TẬP ĐIỀN KHUYẾT
Hãy điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng || động năng|| và || thế năng trọng trường|| của vật. Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo thì trong quá trình chuyển động ||cơ năng|| của vật là một đại lượng bảo toàn và độ biến thiên động năng của vật bằng || công của lực đàn hồi|| KEPLE
MCQ: CÁC ĐỊNH LUẬT KE-PLE VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC HÀNH TINH
CÁC ĐỊNH LUẬT KÊ-PLE VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC HÀNH TINH 1. Trắc nghiệm MCQ. 2. Trắc nghiệm ĐÚNG/SAI. Câu 1LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Chu kỳ quay của một hành tinh phụ thuộc vào

A. khối lượng hành tinh.
B. bán kính trung bình của quỹ đạo.
C. vận tốc chuyển động của hành tinh.
D. vật chất cấu tạo nên hành tinh.
Câu 2LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Vận tốc của một hành tinh trong hệ Mặt Trời là

A. hằng số.
B. lớn nhất khi gần Mặt Trời nhất.
C. lớn nhất khi xa Mặt Trời nhất.
D. thay đổi trong quá trình chuyển động nhưng không phụ thuộc vào khoảng cách đến Mặt Trời .
Câu 3LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Công thức xác định chu kỳ quay của định luật Kê-ple III là:

A. LATEX((T^2)/(a^3)=(4Pi^2)/(GM))
B. LATEX((T^2)/(a^3)=(GM)/(4Pi^2))
C. LATEX((T^3)/(a^2)=(4Pi^2)/(GM))
D. LATEX((T^3)/(a^2)=(GM)/(4Pi^2))
Câu 4LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Khoảng cách từ sao Hoả đến Mặt Trời gấp 1,5 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Một năm trên sao hoả gấp mấy lần một năm trên trái đất?

A. 1,5 lần
B. 1,8 lần.
C. 2,25 lần
D. 3,2 lần
Câu 5 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Theo định luật Kê- ple I thì mọi hành tinh đều chuyeẻn động theo các quỹ đạo
A. hình tròn, trong đó Mặt Trời là tâm hình tròn.
B. hình elíp, trong đó Mặt Trời là tâm hình elíp .
C. parabol, trong đó Mặt Trời nằm ở đỉnh parabol
D. hình elíp, trong đó Mặt Trời nằm ở một tiêu điểm hình elíp .
Câu 6 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Công thức nào sau đây thể hiện định luật Kê- ple III? ( T là chu kỳ quay, a là bán trục lớn của quỹ đạo hành tinh)
A. LATEX(T^2a^3) = hằng số.
B. LATEX((T^2)/(a^3)) = hằng số.
C. LATEX((a^3)/(T^2)) = hằng số.
D. LATEX((T^3)/(a^2)) = hằng số.
Câu 6 LT: TRẮC NGHIỆM MCQ
Giá trị nào sau đây là vận tốc vũ trụ cấp 1?
A. v = 7,9 km/s
B. v = 9,7 km/s
C. v = 11,2 km/s
D. LATEX(v = 7,9 (km)/s<=V<=11,2 (km)/s)
ĐÚNG/ SAI: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/ SAI
Câu 1: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Các thông tin sau đây về hệ Mặt Trời ĐÚNG hay SAI?

A. Sao Diêm Vương Tinh ở xa Mặt Trời nhất.
B. Thuỷ Tinh là hành tinh ở gần Mặt Trời nhất.
C. Hoả Tinh nằm xa Trái Đất hơn so với Mộc Tinh.
D. Chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời là 365,25 ngày.
TỔNG HỢP
TỔNG HỢP: TỔNG HỢP
TỔNG HỢP Bài tập ô chữ: BÀI TẬP Ô CHỮ
Đây là tên gọi của một định luật nó về mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng.
Đây là loại va chạm giữa 2 vật mà sau khi va chạm chúng chuyển động cùng vận tốc.
Một vật chuyển động trong trọng trường thì đại lượng này được bảo toàn.
Đây là dạng năng lượng mà một vật có được do nó đang chuyển động.
Đây là đại lượng biểu thị tương tác giữa các phần tử và các chất điểm nằm bên trong một hệ.
Đây là dạng năng lướng tương tác giữa Trái Đất và vật.
Đây là ký hiệu đại số của động lượng.
Đây là một điều kiện để cho các định luật bảo toàn nghiệm đúng.
Dữ kiện của hàng ngang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thi Linh Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)