Bài 23. Đêm nay Bác không ngủ

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Tường | Ngày 21/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Đêm nay Bác không ngủ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ : Tại sao khi nhìn thấy thầy Ha- men đứng dậy, người tái nhợt, chú bé Phrăng lại cảm thấy thầy vô cùng lớn lao ?
Vì Phrăng rất kính yêu thầy.
Vì em vừa phát hiện được phẩm chất cao quý của thầy
. Vì em vừa xúc động vừa cảm phục trước nhân cách cao đẹp của thầy
Vì từ nay trở đi Phrăng không được học thầy nữa
? Hãy nhắc lại câu nói về giá trị của ngôn ngữ của thầy Ha-men .
Đáp án : Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chiếc chìa khóa chốn lao tù
Tuần 26 ; tiết 93 + 94
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Minh Huệ
Lời dẫn : Mùa đông 1951, bên bờ sông Lam, Nghệ An, nghe một anh bạn là chiến sĩ Vệ quốc quân kể những chuyện được chứng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch Biên giới – Thu Đông 1950, Minh Huệ vô cùng xúc động viết bài thơ này.
Tuổi già ít ngủ, không ngủ được cũng là chuyện bình thường. Nhưng với Bác Hồ, thì sự mất ngủ của Người còn vì những lí do cao đẹp và cảm động khác. Nhà thơ Hải Như có câu thơ :”Cả một đời Bác có ngủ yên đâu”.Có một đêm không ngủ như thế của Bác Hồ nơi núi rừng Việt Bắc hồi kháng chiến chống Pháp đã trở thành nguồn cảm hứng chân thật và mãnh liệt của một người viết trẻ đồng hương với Bác.
Trái tim Bác Hồ - trái tim không ngủ yên. Bởi vì đó là “trái tim mênh mông, ôm cả non sông, mọi kiếp người” ( Tố Hữu ). Cách đây hơn nửa thế kỉ, đã có một đêm mưa rừng khiến Bác Hồ không sao ngủ được
I. Tác giả, tác phẩm :
II. Tìm hiểu tác phẩm :
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ
-Bác ơi ! Bác chưa ngủ?
Bác có lạnh lắm không ?

Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Vâng lời anh nhắm mắt
Nhưng bụng vẫn bồn chồn

Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài
Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi

…Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc

Anh vội vàng nằng nặc
-Mời Bác ngủ Bác ơi !
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi ! Mời Bác ngủ !

- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng

Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn


Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt !
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau

Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
1951
(Minh Huệ, in trong Thơ Việt Nam 45 – 75, NXB Tác phẩm mới Hà Nội 1976 )



2. Thể thơ :
? Bài thơ viết theo thể thơ nào . Đặc điểm mỗi câu thơ, khổ thơ . Bài thơ có đặc điểm chính là tự sự hay miêu tả . Kiểu gieo vần ?
Đáp án : Thể thơ năm chữ ( còn gọi ngũ ngôn ) 5 tiếng / câu; 4 câu / khổ . Vần trắc và vần bằng, chủ yế là vần chân và vần liền, thích hợp với thơ tự sự và trữ tình

Từ khó :
Đội viên vệ quốc : Chiến sĩ bộ đội Việt Nam thời chống Pháp
Đinh ninh : Tin chắc vào một điều gì đó
3. Bố cục :
? Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn, ý mỗi đoạn nói gì ?
Đáp án : Có hai cách chia đoạn :
+ cách 1 : 2 đoạn :
9 khổ thơ đầu : Anh đội viên tỉnh dậy lần thứ nhất
7 khổ thơ tiếp : Anh đội viên tỉnh thức lần thứ ba
+ Cách 2 : 3 đoạn :
Khổ 1 : Mở truyện :Thắc mắc của anh đội viên : Vì sao Bác Hồ mãi không ngủ
Khổ 2 – 15 : Thân truyện :Câu chuyện giữa anh đội viên với Bác Hồ trong đêm rừng Việt Bắc
Khổ 16 Kết luận : Lí do không ngủ của Bác Hồ
4. Phân tích :
a. Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất
? Nhận xét cách mở truyện của tác giả ? Hình ảnh Bác Hồ qua cái nhìn của anh đội viên như thế nào ? Trong đêm không ngủ ấy, Bác Hồ có hành vi, lời nói, việc làm gì , nêu cảm nghĩ của bạn về Bác ? ( Thảo luận nhóm hoặc thảo luận tại chỗ với các bạn ngồi gần )
Bác Hồ hồi trẻ ở Pháp
“Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên ai lỡ ngủ
Sóng nước dưới chân tàu đâu phải sóng quê hương…”
( Chế Lan Viên )
Đáp án : Cách mở truyện tự nhiên, nêu trực tiếp sự việc khởi đầu, mở ra cái nút của câu chuyện, tạo sự chú ý cho người đọc.Anh đội viên phác họa bức chân dung về Bác giản dị không ngờ : Bác vẫn ngồi, vẻ mặt trầm ngâm, người cha mái tóc bạc, đốt lửa cho anh ấm…
Bác nhón chân, đi dém chăn, sợ cháu giật mình…động viên : cháu cứ việc ngủ ngon…
? Phân tích diễn biến tâm trạng anh đội viên và vẻ đẹp của Bác Hồ ?
Đáp án : Tâm trạng anh đội viên lúc đầu là băn khoăn, lo lắng, sau chăm chú nhìn ngắm Bác, theo dõi cử chỉ hành động của Bác; rồi anh lại mơ màng; lại hỏi Bác; lại cố nhắm mắt mà ngủ không được, cứ lo cho sức khỏe của Bác…Cách miêu tả tâm trạng rất chân thật hợp lí. Điều đó nói lên tình cảm của anh đội viên với Bác sâu nặng như tình cha con vậy.
Hình ảnh Bác Hồ đẹp như ông tiên trong truyện cổ tích. Tâm trạng , lời nói, việc làm của Bác chăm sóc các anh bộ đội như tình nghĩa cha con. Thật đúng là : “Bóng Bác cao lồng lộng. Ấm hơn ngọn lửa hồng” đúng là :”Người cha mái tóc bạc”. Bác Hồ là vị cha chung của cả dân tộc Việt Nam..
b.Anh đội viên thức dậy lần thứ hai :
Thảo luận nhóm : Phân tích diễn biến tâm trạng anh đội viên và rút ra nhận xét về tình cảm của anh đối với Bác Hồ ? Tìm vẻ đẹp phẩm chất của Bác Hồ qua đoạn thơ này ?
Đáp án :
1.Tâm trạng anh đội viên thể hiện ở các động từ “hốt hoảng”, “giật mình”, “vội vàng nằng nặc”, ‘mời Bác ngủ” “nhìn Bác”, “vui sướng mênh mông” “thức luôn cùng Bác”..Diễn biến tâm trạng của anh đội viên có sự thay đổi từ lượng đến chất. Diễn biến tâm trạng rất hợp lí. Tấm gương Bac quá lớn đã cảm hóa được cách nhận thức của anh đội viên, đồng thời, cảm tình của anh đội viên với Bác chuyển sang trạng thái thiêng liêng, hạnh phúc lớn nhất trong đời là được thưc bên Bác trong một đêm không ngủ.
2.Bác Hồ luôn nặng lòng vì kháng chiến, thể hiện ở cụm từ “ngồi đinh ninh” “chòm râu im phăng phắc”, dặn cháu cứ ngủ ngon , thương đoàn dân công ngủ rừng, nóng ruột…Như vậy, cái “nút” bài thơ đã được mở ra. Bác thức suốt đêm không phải vì tuổi già, không phải vì bệnh tật, mà vì lo toan công việc kháng chiến. Vì lẽ đó, chúng ta khẳng định Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại nhất của cuộc kháng chiến.
Một số hình ảnh tư liệu về Hồ Chí Minh :
c. Một cách lí giải về Hồ Chí Minh :
? Theo bạn vì sao tác giả viết :
“Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh” ?
Đáp án : Vì có lần Bác tâm sự : Một ngày đất nước chưa được thống nhất, đồng bào miền Nam còn chưa được tự do là một ngày Bác ăn ngủ không yên
III.Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
? Hãy nêu những biện pháp nghệ thuật chính của bài thơ ?
Đáp án : Kể chuyện xen miêu tả tâm trạng nhân vật rất chân thực, giản dị, cảm động kết hợp nhịp, vần, động từ, tính từ, hình ảnh chọn lọc…
2.Nội dung : ( ghi nhớ SGK )
IV Luyện tập : 1. Kể lại nội dung bài thơ bằng ngôi kể thứ nhất, anh đội viên
2. Tìm những bài thơ nói về chuyện không ngủ được của Bác
Học sinh Việt Nam nức nở khóc khi Bác từ trần
Cụ Nguyễn Sinh Sắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Tường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)