Bài 23. Đêm nay Bác không ngủ

Chia sẻ bởi Kim Na Sen | Ngày 21/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Đêm nay Bác không ngủ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
TiẾT 93-94
MINH HUỆ
I/ Đọc – Chú thích:
1/ Tác giả:
- Nêu một vài nét về tác giả Minh Huệ?
- Minh Huệ tên thật là Nguyễn Thái, sinh năm 1927. ở Nghệ An. Làm thơ từ thới kháng chiến chống Pháp.
2/ Tác Phẩm:
-Cho biết hoàn cảnh và thời gian sáng tác bài thơ?
- Bài thơ” Đêm nay Bác không ngủ “. Viết dựa trên sự kiện có thật: Trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950.Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
- Bài thơ viết trên sự kiện có thật trong chiến dịch biên giơí năm 1950.
II/ Tìm hiểu văn bản:
-Bài thơ viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Phương thức tự sự và miêu tả, biểu cảm.
Bài thơ kể lại câu chuyện gì?
- Một đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của Bác.
- Trong truyện xuất hiện những nhân vật nào?
- Bác Hồ và anh đội viên.
- Trong hai nhân vật , nhân vật nào hiện ra qua sự miêu tả người kể. Và nhân vật nào bộc lộ cảm xúc , suy nghĩ của mình?
Bác Hồ là nhân vật hiện ra qua sự miêu tả của người kể
Anh đội viên là nhân vật trực tiếp bộc lộ cảm xúc, và suy nghĩ của mình.
1/ Hình ảnh Bác hồ:
-Đọc lại hai khổ thơ đầu:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái liều tranh xơ xác

II/ TÌM HIÊỦ VĂN BẢN
- Hãy cho biết hoàn cảnh ,thời gian, địa điểm câu chuyện?(chia tổ thảo luận).
1/Hình ảnh Bác Hồ:
a/ Hình dáng và tö theá:
- Hoàn cảnh: trên đường đi chiến dịch ,trời mưa lâm thâm và lạnh.
- Thời gian: Một đêm khuya, từ lúc anh đội viên thức dậy lần đầu cho đến lúc anh thức dậy lần thứ ba và rồi thức luôn cùng Bác.
- Địa điểm: Trong một mái lều tranh xơ xác, nơi trú tạm của bộ đội trong đêm.
-Bác Hồ hiện lên qua cái nhìn của anh chiến sĩ được thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh nào?
Bác ngồi yên lặng,
-Vẻ mặt trầm ngâm.
Ngồi đinh ninh, chồm râu yêm phăng phắc
-Nét ngoại hình ấy nói lên điều gì ở Bác?
1/ Hình ảnh Bác Hồ:
a/hình dáng và tư thế:
-Bác ngồi yên lặng.
Vẻ mặt trầm ngâm
-ngồi đinh ninh, chồm râu yêm phăng phắc.
 Biểu hiện chiều sâu tâm trạng của Bác đang nghĩ ngợi về một điều gì.
-b/ Cử chỉ ,hành động của Bác:
- Đọc tiếp 4 đoạn thơ sau( SGK)
Em hãy tìm những hình ảnh chỉ ,cử chỉ , hành động của Bác?
-đốt lửa cho chiến sĩ.
-Bác đi dém chăng cho từng người một.
-Bác nhón chân nhẹ nhàng.
-Những hành động cử chỉ ấy đã thể hiện điều gì ở Bác đối với anh bộ đội?
Thể hiện tình yêu thương sâu sắc và chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác đối với chiến sĩ như người mẹ lo giấc ngủ cho con.
- Trong các hành động ấy hành động nào gây cho em xúc động nhất?
- Bác nhón chân nhẹ nhàng.
-Các chi tiết miêu tả trên ta thấy hình ảnh Bác như thế nào?
- Hình ảnh Bác thật giản dị,giàu xúc động, bộc lộ lòng yêu thương chứa chan, sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối vời những chiến sĩ.
c/ Lời nói:
Trong bài thơ có mấy lần Bác hồ nói với anh chiến sĩ?
Có 2 lần Bác nói.
-Câu trả lời của Bác bộc lộ rõ nỗi lòng, sự lo lắng với cả bộ đội và nhân dân.
- Có 2 lần.
-L1: Đáp lại sự năn nỉ của anh chiến sĩ mời Bác ngủ.
“ Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc”.
-L2: Khi anh chiến sĩ nằng nặc mời bác đi nghỉ vì trời sắp sáng.
-Bác thương đoàn dân công….Mong trời mau sáng.
-Qua 2 lần trả lời bộc lộ tình cản của Bác đối với chiến sĩ và nhân dân như thế náo?
“Bác thương đoàn dân công…Mong trời sáng mau mau”.
Qua các chi tiết miêu tả trên ta thấy hình ảnh Bác trong bài thơ hiện lên như thế nào?
 Hình ảnh bác trong bài thơ thật giản vị , gần gủi, chân thực mà hết sức lớn lao.
2/ Tâm trạng anh đội viên:
- Trong bài anh đội viên thức dậy mấy lần?
- 3 lần.
*Lần thức dậy thứ nhất:
- Lần đầu anh thấy gì?
-Trời khuya bác vẫn ngồi “ Trầm ngâm” bên bếp lửa.
-Tâm trạng anh đội viên lúc đó như thế nào?
- Ngạc nhiên, xúc động, mơ màng, thổn thức ,boăn khoăn
Qua đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nó thể hiện tâm trạng của tác giả ra sao?
 So sánh, từ láy sự xúc động cao độ, cảm nhận sự lớn lao và gần gũi của Bác trong tâm trạng lâng lâng.
* Lần thức dậy thứ ba:
-Lần thức dậy lần thứ 3 vào thời điểm nào?
- Trời sắp sáng.
* Lần thức dậy thứ ba:
- Khi thấy Bác vẫn còn thức tâm trạng anh đội viên ra sao?
- Hốt hoảng lo lắng sức khỏe cho Bác
- Nếu lúc đầu anh chỉ dám “ thì thầm nói nhỏ” thì giờ đây thái độ anh như thế nào?
-Hết sức năn nỉ” anh vội vàng ,nằng nặc”, tha thiết:
“ Mời Bác ngủ bác ơi
Bác ơi mời bác ngủ”
- Bác trả lời như thế nào?
“ Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công..”
* Lần thứ ba thức dậy:
Hốt hoảng lo lắng cho sức khỏe của Bác .
-Khi Bác trả lời như thế anh đội viên cảm thấy như thế nào?
- Anh cảm nhận một lần nữa, Thật sâu xa, thấm thía tấm lòng mênh mông của Bác Đối với nhân dân. Và anh đã lớn lên thêm về tâm hồn và tình cảm.
- Lúc này anh đội viên tâm trạng ra sao?
-, Hiểu được tình thương và tấm lòng cao cả của Bác. Vui sướng thức luôn cùng Bác
3/ Cảm nghĩ của tác giả
Cái đêm không ngủ trong bài thơ là một đêm trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Vì lo cho nước, thương bộ đội, dân công.
“ vì một lẻ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.”
III/ Tổng kết:
Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, mênh mong của Bác với bộ đội và nhân dân. Đồng thời thể hiện tình cảm kính phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
-Sử dung thể thơ 5 chữ có nhiều vần liền thích hợp với lối kể, kết hợp với miêu tả biểu cảm, nhiều chi tiết giản dị, chân thật ,cảm động.
Củng cố:
Bài thơ kể chuyện gì? Chuyện xảy ra giữa ai với ai? Có mấy lần anh đội viên thức dậy?
- Em có cảm nghĩ về Bác như thế nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kim Na Sen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)