Bài 23. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong | Ngày 18/03/2024 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:


GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
MÔN: LỊCH SỬ 12
TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA











NGUYỄN VĂN PHONG
CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC
(1953 – 1954)

III. HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG
1. Hội nghị Giơnevơ
2. Hiệp định Giơnevơ
IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954
1. Nguyên nhân thắng lợi
2. Ý nghĩa lịch sử


Trình bày diễn biến của Hội nghị Giơnevơ.
Câu hỏi
1. Hội nghị Giơnevơ:
- Tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp ở Béclin đã thỏa thuận triệu tập hội nghị lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- 8/5/1954, Hội nghị Giơnevơ họp. Phái đoàn Chính phủ ta do Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, chính thức được mời họp.
- 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết.

III. HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ
CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI
HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng
Hội nghị Giơnevơ 1954
Ký hiệp định Giơnevơ (21/7/1954)
Trình bày những nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ.
Câu hỏi
2. Hiệp định Giơnevơ:
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.


- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào 7/1956.
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.

Cầu Hiền Lương giới tuyến giữa 2 bờ Nam Bắc 1954
Cho biết những hạn chế của Hiệp định Giơnevơ.
Câu hỏi
* Hạn chế:

- ViÖt Nam míi ®­îc gi¶i phãng mét nöa n­íc (tõ vÜ tuyÕn 17 trë ra B¾c).
- Lµo chØ gi¶i phãng ®­îc hai tØnh (SÇm n­a vµ Phongsal×).
- C¨mpuchia th× lùc l­îng kh¸ng chiÕn ch­a giµnh ®­îc vïng tËp kÕt nªn ph¶i gi¶i ngò.
Hiệp định
Giơnevơ
còn bộc lộ
những hạn
chế gì?
Cho biết ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ.
Câu hỏi
* Ý nghĩa:
Là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương. Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu hỏi
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.


IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)
- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

- Có liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.


Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu hỏi
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta; miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

(Trích trong Hồ Chí Minh toàn tập)
BÁC HỒ NÓI VỀ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
“Báo chí phản động Pháp, Mỹ đã phải nhận rằng: Điện Biên Phủ là cuộc thất bại to nhất từ ngày Pháp đầu hàng Đức (1940). Quân viễn chinh Pháp đã bị chặt mất đầu”. (T.6, tr.567)
“Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác Lênin trong thời đại ngày nay: chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của dân tộc nhất định thành công”. (T.9, tr.661)
“Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”. (T.9, tr.713)
“Hơn 50 ngày ta đánh đồn
Ta chiếm một đồn lại một đồn
Quân ta anh dũng ít ai bằng
Na va, Cô nhi đều méo mặt,
Quân giặc tan hoang ta vây chặt
Giặc kéo hàng loạt ra hàng ta
Quân ta vui hát “khải hoàn ca”
Mười ba quan năm đều hàng nốt
Tên tướng chỉ huy cũng bị nhốt
Một vạn sáu ngàn tên giặc Tây
Quân giặc tan hoang ta vây chặt
Đều là tù binh hoặc bỏ thây…” (T.6, tr. 555)
1
3
2
4
5
CỦNG CỐ
Nhóm 3: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Nhóm 1: Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
Nhóm 2: Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
Nhóm 4: Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Nhóm 1 : N?i dung Hi?p d?nh Gionevo
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.
-Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
-Việt Nam tiến tới thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 năm 1956.
-Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ là những người ký Hiệp định và những người kế tục của họ.



Nhóm 2 : Ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ
Là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương. Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Nhóm 3 : Nguyên nhân thắng lợi
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
- Có liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.


Nhóm 4 : Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta; miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

DẶN DÒ CHU?N BỊ TIẾT SAU
BÀI 24

Học bài cũ và xem trước bài 24 : "Miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ-Diệm, gìn giữ hòa bình (1954-1960)"

CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA
QUÍ THẦY, CÔ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)