Bài 23. Cơ cấu dân số

Chia sẻ bởi Phạm Văn Cương | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Cơ cấu dân số thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

KiỂM TRA BÀI CŨ
Bài toán: Dân số trung bình của Việt nam năm 2005 là 83,3 triệu người., tỉ suất sinh thô trong năm là 21%0, hãy tính số trẻ em được sinh ra trong năm,nếu tỉ suất tử thô là 9%0 thì tỉ suất gia tăng tự nhiên là bao nhiêu?
Trong năm 2005 nước ta tăng thêm bao nhiêu người?
Đáp án
Số trẻ em được sinh ra trong năm=(83,3 triệu x 21): 1000 = 1,7493 triệu trẻ

Số người chết trong năm = (83,3 triệu x 9): 1000 =749700 người

Số người tăng thêm trong năm = 1749300 – 749700 =999600người

Tỉ suất gia tăng tự nhiên = 21%0 - 9%0 =12%0 1,2%
CẤU TRÚC BÀI HỌC
II. CƠ CẤU XÃ HỘI
Cơ cấu dân số theo lao động
cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
CƠ CẤU SINH HỌC
Cơ cấu dân số theo giới
Cơ cấu dân số theo tuổi
Về kiến thức
Hiểu và phân biệt các loại cơ cấu dân số cơ bản như cơ cấu dân số theo tuổi và giới, cơ cấu theo lao động và trình độ văn hóa.

Nhận biết được ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến sự phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội.

Biết cách phân chia dân số theo nhóm tuổi và cách biểu hiện tháp tuổi.

Về kĩ năng:
Biết sử dụng bảng thống kê

Biết phân tích biểu đồ tháp tuổi, biểu đồ hình tròn

Rút ra những nhận xét chính xác từ bảng thống kê & biểu đồ

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Hoạt động 1: Nhóm (15’)
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, căn cứ vào SGK thảo luận về các nội dung sau:

Nhóm 1 : Cơ cấu dân số theo giới là gì? Trình bày cách tính cơ cấu dân số theo giới.

Nhóm 2 : Cơ cấu dân số theo giới giữa các nước phát triển và đang phát triển có gì khác nhau, tại sao?

Nhóm 3 : Tại sao nước ta tỉ lệ nữ trong dân số cao hơn tỉ lệ nam?

Nhóm 4 : Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của các nước?

I – Cơ cấu sinh học
1. Cơ cấu dân số theo giới
Khái niệm:
Biểu thị tương quan giữa giới nam so với nữ hoặc so với tổng số dân (đơn vị tính là %).

Đặc điểm:
Cơ cấu dân số theo giới có sự khác nhau giữa các quốc gia:
Các nước phát triển, tỉ lệ nữ nhiều hơn nam
Các nước đang phát triển ngược lại.

Nguyên nhân:
Do trình độ phát triển KT-XH, tai nạn, tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam…

Ý nghĩa:
Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng lớn đến trổ chức sản xuất & tổ chức đời sống xã hội
Là cơ sở để hoạch định chiến lược kt-xh của các quốc gia

2. Cơ cấu dân số theo tuổi
Khái niệm:
Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

Đặc điểm:
Dân số thường được chia thành 3 nhóm tuổi (SGK trang 89).

Ý nghĩa:
Căn cứ vào cơ cấu dân số theo độ tuổi người ta chia dân số các quốc gia thành hai nhóm: dân số già & dân số trẻ.

Nhóm 1.phân tích bảng cơ cấu dân số già tìm ra những ưu điểm, nhược điểm chính của cơ cấu dân số già?
Nhóm 2.phân tích bảng cơ cấu dân số trẻ tìm ra những ưu điểm, nhược điểm chính của cơ cấu dân số trẻ?
Hoạt động nhóm
Nhóm 3.Có những dạng tháp tuổi cơ bản nào, hãy mô tả các dạng tháp tuổi đó
Nhóm 4.Nêu những đặc trưng cơ bản của dân số được thể hiện ở từng tháp tuổi
Cơ cấu dân số theo tuổi liên quan chặt chẽ với cơ cấu dân số theo lao động,thường được biểu hiện bằng biểu đồ tháp tuổi(tháp dân số)

Tháp dân số là biểu hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính. Tháp dân số cho biết những đặc trưng cơ bản của dân số như: cơ cấu độ tuổi, giới tính; tình hình sinh, tử; khả năng phát triển dân số, tuổi thọ trung bình & nguồn lao động của một nước

Có 3 kiểu tháp dân số cơ bản:

Kiểu mở rộng(Bốt xoa na): đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn thoải, thể hiện sinh cao, tuổi thọ TB thấp dân số tăng nhanh

Kiểu thu hẹp(Trung quốc):phình to ở giữa thu hẹp ở chân & đỉnh biểu hiện sự chuyển tiếp dân số trẻ sang dân số già

Kiểu tháp ổn định(Nhật bản):hẹp ở đáy rộng hơn ở đỉnh thể hiện dân số ổn định cả qui mô & cơ cấu
THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC NHÓM
Hoạt động 2: Các nhân (10’)
Bước 1: GV yêu cầu HS căn cứ vào SGK, và những hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau:

Phân biệt dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế ?

Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế được phân chia như thế nào?

Dựa vào biểu đồ hình 23.2, nhận xét về cơ cấu dân số giữa các nước phát triển và đang phát triển ?

Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
II- CƠ CẤU XÃ HỘI
26,2
21
16
63
30
24
46
2,2
71,6
Khu vực I
Dựa vào biểu đồ em hãy phân tích
cơ cấu lao động theo khu vực kinh
tế của ba nước?
Khu vực II
Khu vực III
Ấn độ
Braxin
Anh
Anh:Khu vực I rất thấp chứng tỏ
trình độ cơ giới hóa nông nghiệp
cao đã giải phóng nhiều lao động
Khu vực III rất cao chứng tỏ trình độ
phát triển kinh tế rất cao
Braxin:Khu vực I giảm nhiều , khu
vực III khá cao. Chứng tỏ nền KT
Phát triển mạnh, nền công nghiệp
khá phát triển
Ấn độ:khu vực I cao nhất, khu vực
II & III còn thấp. Chứng tỏ quá
trình công nghiệp hóa còn chậm,
nền kinh tế còn kém phát triển
Dân số họat động kinh tế có sự khác nhau giữa các quốc gia:
+ Các nước phát triển có tỉ lệ lao động ở khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao (trên 70%).
+ Các nước đang phát triển tỉ lệ lao độ trong khu vực I còn cao.

Thông tin phản hồi
1- Cơ cấu dân số theo lao động
a) Nguồn lao động
Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi -55 & 60 tuổi) có khả năng tham gia lao động.

Nguồn lao động được chia thành 2 nhóm: nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.

b) Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế:
Là những người trong độ tuổi lao động đang làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp trong các ngành sản xuất

Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế được chia thành 3 khu vực

phản ánh trình độ phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia.

Hoạt động 3: Cả lớp (6’)
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và dựa vào những hiểu biết của mình, trả lời các câu hỏi:
Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phải dựa vào những căn cứ nào?
- So sánh và rút ra nhận xét về tỉ lệ biết chữ, năm đi học của các nhóm nước trên thế giới
Phản ánh trình độ dân trí & học vấn của dân cư một nước, là tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của mỗi quốc gia

Trình độ văn hóa là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nâng cao năng suất lao động & chất lượng sản phẩm, thúc đẩy các mặt khác của đời sống xã hội

Tiêu chí đánh giá:
Căn cứ vào tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm bình quân đi học của những người từ 25 tuổi trở lên để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

Đặc điểm:
Các nước phát triển có tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học cao nhất, thấp nhất là các nước kém phát triển.
2- Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
Câu 1.Ý nghĩa to lớn của cơ cấu dân số thể hiện ở chỗ, dựa vào cơ cấu dân số có thể:

a. Xác định được đặc trưng cơ bản của dân số.

b. Phân tích được ảnh hưởng của các đặc trưng dân số đến sự biến động dân số.

c. Phân tích mối qua hệ giữa dân số và phát triển.

d. Tất cả đều đúng.
Củng cố
Câu 2. Cơ cấu theo giới ảnh hưởng đến:

a. Phân bố sản xuất.

b. Tổ chức đời sống xã hội.

c. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

d. Tất cả đều đúng
Câu 3. Thể hiện tổng hợp các đặc điểm về tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia là ý nghĩa quan trọng của:

a. Cơ cấu dân số theo giới.

b. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.

c. Cơ cấu dân số theo lao động.

d. Cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế.
Câu 4.Dân số ở một nơi được gọi là trẻ, khi:

a. Nhóm tuổi từ 0 - 14 chiếm 25%, nhóm tuổi từ 15 - 59 chiếm 60%, nhóm tuổi 60 trở lên chiếm 15%.

b. Nhóm tuổi từ 0 - 14 chiếm dưới 25%, nhóm tuổi từ 15 - 59 chiếm 60%, nhóm tuổi 60 trở lên chiếm trên 15%.

c. Nhóm tuổi từ 0 - 14 chiếm 35%, nhóm tuổi từ 15 - 59 chiếm 55%, nhóm tuổi 60 trở lên chiếm 10%.

d. Nhóm tuổi từ 0 - 14 chiếm trên 35%, nhóm tuổi từ 15 - 59 chiếm 55%, nhóm tuổi 60 trở lên chiếm dưới 10%.
Hoan hơ Bạn Đã Trả Lời Đúng!
1
2
3
4
Câu Trả Lời Của Bạn Chưa Chính Xác!
1
2
3
4
Tôi gởi lên bài này dựa trên sườn của Phạm Hải Bình, tôi bỏ sung thêm những phần còn thiếu của thầy Bình khi giảng dạy Mong các bạn góp ý cho tôi để học hỏi

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Cương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)