Bài 23. Cơ cấu dân số

Chia sẻ bởi Võ Trần Khánh Linh | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Cơ cấu dân số thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Môn: ĐỊA LÍ
BÀI 23: CƠ CẤU DÂN SỐ
Nhóm 1:


MỤC TIÊU KIẾN THỨC BÀI HỌC
CƠ CẤU
SINH HỌC
CƠ CẤU
XÃ HỘI
I. CƠ CẤU SINH HỌC
1. Cơ cấu dân số theo giới
- Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm (%)
- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.
Câu hỏi 1: Đặc điểm cơ cấu dân số theo giới?
-Đặc điểm: Cơ cấu dân số theo giới biến động theo các quốc gia:
+Các nước phát triển, tỉ lệ nữ nhiều hơn nam.
+Các nước đang phát triển, tỉ lệ nam nhiều hơn nữ
-NGUYÊN NHÂN: Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội, do tai nạn, do tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam và do chuyển cư.




-Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

Câu hỏi: Cho biết nguyên nhân gây ra biến động cơ cấu dân số theo giới ở các quốc gia?


Câu hỏi : Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của các nước?

I. CƠ CẤU SINH HỌC
1.Cơ cấu dân số theo giới.
2. Cơ cấu dân số theo tuổi.
- Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- Ý nghĩa: Thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
BÀI 23: CƠ CẤU DÂN SỐ
- Người ta cũng có thể phân biệt những nước có dân số trẻ và dân số già dựa vào bảng sau:
Có 3 kiểu tháp dân số cơ bản:
Tháp dân số cho biết những đặc trưng về dân số như cơ cấu tuổi, giới tính, tỉ suất sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình,…
I./ CƠ CẤU SINH HỌC
Kiểu mở rộng:
Đặc điểm:
Đáy rộng
Đỉnh nhọn
Cạnh thoai thoải.
Thể hiện:
Tỉ suất sinh cao
Trẻ em đông
Tuổi thọ TB thấp
Dân số tăng nhanh

I./ CƠ CẤU SINH HỌC
Kiểu thu hẹp:
Đặc điểm:
Phình to ở giữa
Đáy và đỉnh thu hẹp
Thể hiện:
Sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già
Tỉ suất sinh giảm nhanh
Trẻ em ít
Dân số có xu hướng giảm

I./ CƠ CẤU SINH HỌC
Kiểu ổn định:
Đặc điểm:
Đáy hẹp
Đỉnh mở rộng
Thể hiện:
Tỉ suất sinh thấp
Tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ, cao ở nhóm già.
Tuổi thọ TB cao
Dân số ổn định về cả qui mô và cơ cấu

Trả lời:
1. Cơ cấu dân số trẻ 2. Cơ cấu dân số già
-Thuận lợi: số trẻ em đông -Thuận lợi: Tỉ lệ phụ thuộc
tạo ra nguồn dự trữ lao thấp, kh chịu sức ép về dân
động dồi dào, bảo đảm lực số, gảm tỉ lệ thất nghiệp
lượng lao động để phát triển
kinh tế cho đất nước.
-Khó khăn: Số trẻ em nhiều → -Khó khăn: số trẻ em ít → vấn sức ép dân số → đặt ra nhiều đề thiếu nguồn lao động → vấn đề mà xã hội phải giải quyết thiếu hỗ trợ và chăm sóc y tế như giáo dục, sức khỏe, việc làm cho người già & nguy cơ giảm
dân số.
→ Các nước đang phát triển → Các nước phát triển
Bởi vì:
   + Cơ cấu theo giới tính có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
   + Cơ cấu theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.


Câu hỏi: Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia?
II. CƠ CẤU XÃ HỘI
1. Cơ cấu dân số theo lao động
a) Nguồn lao động: Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động được chia thành 2 nhóm:
Nhóm dân số hoạt động kinh tế: Gồm những người có việc làm ổn định, có việc làm tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

Nhóm dân số không hoạt động kinh tế:
Bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.
b) Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế:


II. CƠ CẤU XÃ HỘI
ẤN ĐỘ BRA – XIN ANH
Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế năm 2000
II./ CƠ CẤU XÃ HỘI:
Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Việt Nam năm 2000
II./ CƠ CẤU XÃ HỘI:
Xu hướng chung của nền kinh tế toàn cầu hiện nay là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên tỉ trọng lao động trong các khu vực kinh tế có sự thay đổi:
Các nước đang phát triển: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
Các nước phát triển: giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III.
2. Cơ cấu theo trình độ văn hóa







Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
Dựa vào tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên.
Các nước phát triển có tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học cao nhất và thấp nhất ở các nước kém phát triển.
II./ CƠ CẤU XÃ HỘI:
Qua đó, ta thấy rằng:
- Văn hóa-Giáo dục là nhân tố cơ bản trong sự phát triển bền vững của một đất nước.
- Góp phần giảm sự sinh và giảm mức tử vong của con người.
Nâng cao chất lượng dân số.
Ngoài ra còn có các loại cơ cấu dân số khác như: cơ cấu dân số theo dân tộc, tôn giáo, mức sống…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Trần Khánh Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)