Bài 23. Ẩn dụ

Chia sẻ bởi Lan Kiều | Ngày 09/05/2019 | 205

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Ẩn dụ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nhân hoá là gì ? Nêu các kiểu nhân hóa thường gặp ?
Câu 2: Xác định kiểu nhân hoá trong câu ca dao sau ?
Núi cao chi lắm núi ơi ?
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
Đáp án
Núi cao chi lắm núi ơi ?
→ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
Tiếng việt

Tiết 95: Ẩn dụ
I. Ẩn dụ là gì?
Tìm hiểu ví dụ:
Trong khổ thơ dưới đây, cụm từ người Cha được dùng để chỉ ai ? Vì sao có thể ví như vậy ?
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ)
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Minh Huệ)
Người Cha: chỉ Bác Hồ
2. Ghi nhớ:
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu hỏi thảo luận:
Cách nói:
Người Cha mái tóc bạc
(Minh Huệ)
và cách nói so sánh:
b. Bác Hồ như người cha
Giống và khác nhau như thế nào ?
So sánh: Bác Hồ như người cha


b. Người Cha mái tóc bạc
(Minh Huệ)
Vế A
Vế B
Vế B
II.Các kiểu ẩn dụ:
1.Tìm hiểu ví dụ:
Các từ in đậm dưới đây được dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào ? Vì sao có thể ví như vậy ?
Về thăm nhà Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
3
“thắp”: chỉ sự “nở hoa”
 “nở hoa” được ví với hành động “thắp”.
vì: chúng giống nhau về cách thức thực hiện.

Về thăm nhà Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
→ Ẩn dụ cách thức
3
- lửa hồng:
chỉ “màu đỏ” của hoa râm bụt.
 “màu đỏ” được ví với “lửa hồng”.
vì: hai sự vật trên có hình thức tương đồng

Về thăm nhà Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
→ Ẩn dụ hình thức
2. Cách dùng từ trong cụm từ in đậm dưới đây có gì đặc biệt so với cách nói thông thường ?

“Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”.
(Nguyễn Tuân)
Nắng giòn tan
Nắng to, rực rỡ
Vị giác
Thị giác
(Chuyển đổi cảm giác)
Từ những ví dụ đã phân tích ở các phần I và II, hãy nêu một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ ?
2. Ghi nhớ:
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:
Ẩn dụ hình thức.
Ẩn dụ cách thức.
Ẩn dụ phẩm chất.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.


III. Luyện tập.
Bài 1: So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:
Bác Hồ như Người cha
Đốt lửa cho anh nằm
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Cách 1:
- Cách 2:
Cách 3:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
So sánh và ẩn dụ là các phép tu từ tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn cách nói bình thường nhưng ẩn dụ làm cho câu nói có tính hàm súc cao hơn.
Nhóm 1: a/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (Tục ngữ)
Nhóm 2: b/ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
Nhóm 3: c) Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
Nhóm 4: d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương)
Bài tập 2: Thảo luận nhóm.
Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau:
a/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
“Sự hưởng thụ thành quả lao động” (ẩn dụ cách thức)
“Người lao động, người tạo ra thành quả” (ẩn dụ phẩm chất)
b/ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
“cái xấu”
“cái tốt, cái hay, cái tiến bộ”
(ẩn dụ phẩm chất)
c) Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
“người ở lại”
“người đi xa”
(ẩn dụ phẩm chất)
d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
“Bác Hồ”
(ẩn dụ phẩm chất)
(Viễn Phương)
Bài 3 : Tìm ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nêu tác dụng của ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật hiện tượng.
Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng
lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. (Tụ Ho�i)

c) Ngo�i th?m roi chi?c lỏ da
Ti?ng roi r?t m?ng nhu l� roi nghiờng (Tr?n Dang Khoa)

Diễn tả chính xác tâm trạng thích thú, yêu quý sản vật, mùi vị của quê hương.

Gợi tả không gian tĩnh lặng, thể hiện cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ,
mỏng
chảy
Thế nào là ẩn dụ ?
Nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp ?
Câu thơ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ?
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
(Khương Hữu Dụng)
A. Ẩn dụ phẩm chất
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ hình thức
D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Bài mới:
- Ôn tập các văn bản đã học từ đầu HK II (Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Bức tranh của em gái tôi, Vượt thác, Buổi học cuối cùng, Đêm nay Bác không ngủ) chuẩn bị cho bài kiểm tra phần văn học vào tiết 97, thứ 4 tuần sau.
- Chuẩn bị: soạn bài Hoán dụ theo nội dung câu hỏi SGK trang 82 - 84.
Hướng dẫn về nhà:
Bài cũ:
- Học thuộc khái niệm ẩn dụ; các kiểu ẩn dụ thường gặp.
- Làm bài tập 3 câu b,d.
- Rèn luyện chính tả (tập chép): Buổi học cuối cùng (từ: Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm đến lớn lao đến thế).
Xin kính chào!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lan Kiều
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)