Bài 23. Ẩn dụ

Chia sẻ bởi Phạm Thị Chung | Ngày 21/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Ẩn dụ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

ẨN DỤ
Bài 23:
Bài 23: ẨN DỤ
I. Ẩn dụ là gì ?
1. Ví dụ
a. Anh đội viên nhìn Bác
Cành nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Cụm từ Người Cha dùng để chỉ ai ? Vì sao có thể ví như vậy?
- Cụm từ người Cha : chỉ Bác Hồ
Vế B : người Cha
=> Vế A :Bác Hồ
Bài 23: ẨN DỤ
I. Ẩn dụ là gì ?
1. Ví dụ
a. Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
Mặt Trời trong câu thứ 2 dùng để chỉ ai ?
- Mặt Trời trong câu thứ 2 : chỉ Bác Hồ
Vế B : Mặt Trời
=> Vế A :Bác Hồ
Bài 23: ẨN DỤ
I.Ẩn dụ là gì ?
1. Ví dụ
b. Bác Hồ là cha của chúng con.

So sánh ví dụ a và ví dụ b chỉ ra sự giống nhau và khác nhau ?
Giống nhau : so sánh Bác Hồ với người Cha.
Khác nhau : - Ví dụ a lược bỏ vế A chỉ còn vế B
- Ví dụ b có đủ hai vế Avà B
Khi phép so sánh được lược bỏ vế A gọi là so sánh ngầm hay còn gọi là phép ẩn du.�
Vế A : Bác Hồ
Vế B : người Cha
Bài 22: ẨN DỤ
I. Ẩn dụ là gì ?
2. Khái niệm
Ghi nhớ :
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ là gì?
Bài 23: ẨN DỤ
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc,tuyết nhường màu da.

Bài tập áp dụng 1
Tìm và gạch chân các ẩn dụ trong đoạn thơ sau?
Bài 23: ẨN DỤ
II. Các kiểu ẩn dụ
1. Ví dụ:
Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
Lửa hồng -> màu đỏ
Gọi sự vật A bằng sự vật B
Trong ví dụ trên, lửa hồng dùng để chỉ điều gì ?
Tìm ra mối quan hệ giữa Avà B?
=> Ẩn dụ hình thức.
Bài 23: ẨN DỤ
II. Các kiểu ẩn dụ
1. Ví dụ:
a. Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
Thắp -> nở hoa.
Gọi hiện tượng của sự vật A bằng hiện tượng của sự vật B
Trong ví dụ trên "thắp" chỉ gì?
A và B trong ví dụ trên có mối quan hệ như thế nào ?
=> Ẩn dụ cách thức.
Bài 23: ẨN DỤ
II. Các kiểu ẩn dụ
1. Ví dụ:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Người cha -> Bác Hồ
Lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B
Vì sao lấy hình ảnh Người Cha để chỉ Bác Hồ?
=> Ẩn dụ phẩm chất.
Bài 23: ẨN DỤ
II. Các kiểu ẩn dụ
1. Ví dụ:
c. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
Nắng giòn tan -> nắng to rực rỡ
Lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B
Giòn tan thường dùng để nêu đặc điểm của cái gì?
Đây là sự
cảm nhận của
giác quan nào?
Nắng có thể
dùng vị giác
để cảm nhân
được không ?
=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Bài 23: ẨN DỤ
II. Các kiểu ẩn dụ
2. Ghi nhớ:
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
- Ẩn dụ hình thức,
- Ẩn dụ cách thức,
Ẩn dụ phẩm chất,
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Bài 23: ẨN DỤ
II. Các kiểu ẩn dụ
3. Tác dụng của phép ẩn dụ:
Làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, tăng sức gợi hình , gợi cảm.
Tác dụng của biện
ẩn dụ ?
Bài 23: ẨN DỤ
D
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng .
A. Ẩn dụ hình thức,
B. Ẩn dụ cách thức,
C. Ẩn dụ phẩm chất,
D. Ẩn dụ chuyễn đổi cảm giác.
Bài tập áp dụng 2
Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
Bài 23: ẨN DỤ
III. Luyện tập
Bài 1 sgk / 69.
- Cách 1 : không sử dụng biện pháp tu từ.
- Cách 2 :dùng phép so sánh

- Cách 3: dùng phép ẩn dụ
Tác dụng : tạo cho câu nói có tính hình tượng,biểu cảm.
Bài 23: ẨN DỤ
III. Luyện tập
Bài 2 sgk / 70.
Ăn quả -> sự hưởng thụ về thành quả lao động.
Kẻ trồng cây ->người tạo ra thành quả.
=> Khuyên ta luôn nhớ đến công lao
người tạo ra thành quả.
Bài 23: ẨN DỤ
III. Luyện tập
Bài 2 sgk / 70.
b. Mực -> đen => nét tương đồng về phẩm chất với "cái xấu" .
Đèn -> sáng =>nét tương đồng về phẩm chất với "cái tốt".

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)