Bài 23. Ẩn dụ

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Dũng | Ngày 21/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Ẩn dụ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:



Nhiệt liệt chào mừng
tiết học Ngữ văn lớp 6B

Giáo viên thể hiện: Nguyễn Tiến Dũng
Kiểm tra bài cũ:
- Cấu tạo của phép so sánh?
- Các kiểu so sánh?
- So sánh là gì?
Trả lời:
- Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm:
+ Vế A: Sự vật, sự việc được so sánh
+ Vế B: Sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
+ Từ so sánh
- Các kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng
+ So sánh không ngang bằng
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ngữ văn:
ẨN DỤ
Tiết 95:
I. ẨN DỤ LÀ GÌ ?
1. Xét ví dụ:
Trong khổ thơ dưới đây cụm từ Người Cha dùng để chỉ ai? Vì sao có thể ví như vậy?
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ)
- Người Cha:chỉ Bác Hồ
- Có thể nói như vậy vì:
Bác với Người Cha có những phẩm chất giống nhau (tương đồng): tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo đối với con, …
 Như vậy Bác Hồ (một sự vật) được gọi bằng tên sự vật khác (Người Cha) dựa trên cơ sở có nét tương đồng.
=> Cách nói như vậy là ẩn dụ
Kết luận: Ẩn dụ là gọi tên một sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng (giống) với nó.
- Cách nói như trên của ẩn dụ có gì giống và khác với phép so sánh?
Gợi ý:
+ Cơ sở của phép ẩn dụ và phép so sánh có gì giống nhau?
+ Tác dụng của phép ẩn dụ và phép so sánh có giống nhau không?
(Ẩn dụ có làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt không?)
+ Dựa vào mô hình cấu tạo của phép so sánh để tìm ra sự khác nhau giữa ẩn dụ với so sánh?
 Điểm giống nhau giữa ẩn dụ và so sánh:
+ Dựa vào nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng.
+ Đều có tác dụng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm súc.

 Điểm khác nhau giữa ẩn dụ với so sánh:
+ Sự vật được so sánh ẩn đi.
+ Gọi tên sự vật được so sánh bằng tên sự vật dùng để so sánh.

2. Ghi nhớ:
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng
này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
có nét tương đồng với nó nhằm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn
đạt.
 Lưu ý:
+ Ẩn dụ có mối liên hệ chặt chẽ với so sánh: ẩn dụ là loại so sánh ngầm, trong đó ẩn đi vế A, phương diện so sánh, từ so sánh, chỉ còn vế B.
+ Muốn hiểu được cái hay, cái hàm súc của ẩn dụ, phải từ từ ngữ ẩn dụ (B) tìm đến được (A).
=> Như ở ví dụ đã phân tích, từ từ ngữ ẩn dụ Người Cha (vế A), ta tìm được vế B là Bác Hồ: Bác như người cha già giàu tình yêu thương, chăm sóc chu đáo, …
II.CÁC KIỂU ẨN DỤ:
1. Ví dụ 1:
Các từ in đậm dưới đây được dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy?
Về thăm nhà Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
 thắp: chỉ sự nở hoa
=> Giống nhau về cách thức thực hiện.
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động (ẩn dụ cách thức).
 lửa hồng: chỉ màu đỏ
=> Hai sự vật có hình thức tương đồng.
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng (ẩn dụ hình thức).
II.CÁC KIỂU ẨN DỤ:
1. Ví dụ 1:
2. Ví dụ 2:
Cách dùng từ trong cụm từ in đậm dưới đây có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?
Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
(Nguyễn Tuân)


=> Sự cảm nhận của vị giác.
 Nắng không thể dùng vị giác để cảm nhận được.
 giòn tan: thường dùng nêu đặc điểm của cái bánh.
=> Dùng giòn tan để nói về nắng là có sự chuyển đổi cảm giác.
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác).
 CÁC KIỂU ẨN DỤ:
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng (ẩn dụ hình thức).
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động (ẩn dụ cách thức).
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng (ẩn dụ phẩm chất).
- Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác).
Lửa hồng – “màu đỏ”
thắp – “nở hoa”
Người Cha – Bác Hồ
(nắng) giòn tan – (nắng) “to, rực rỡ”.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Tục ngữ)
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
c) Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợ thuyền.
(Ca dao)
d) Ngày ngày Mặt Trời đi quảtên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
3. Ghi nhớ:
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là :
-Ẩn dụ hình thức;
-Ẩn dụ cách thức;
-Ẩn dụ phẩm chất;
-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
III. LUYỆN TẬP
1. So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:
Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm
Cách 2:
Cách 3:
Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm
Bác Hồ như Người cha Đốt lửa cho anh nằm
 So sánh ba cách diễn đạt:
Bác Hồ mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm
Bác Hồ như Người cha Đốt lửa cho anh nằm
Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm
(Minh Huệ)
Cách 1:
Cách 2:
Cách 3:
diễn đạt bình thường
sử dụng so sánh
sử dụng ẩn dụ
So sánh và ẩn dụ tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường.
Ẩn dụ làm cho câu nói có tính hàm súc cao hơn.
2. Bài tập 2
a/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
“Sự hưởng thụ thành quả lao động” (ẩn dụ cách thức)
“Người lao động, người tạo ra thành quả” (ẩn dụ phẩm chất)
b/ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
“cái xấu”
“cái tốt, cái hay, cái tiến bộ”
(ẩn dụ phẩm chất)
c/ Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
“người đi xa”
“người ở lại”
(ẩn dụ phẩm chất)
d/ Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
“Bác Hồ”
(ẩn dụ phẩm chất)
3. Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nêu tác dụng.
a/ Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. (Tô Hoài)
b/ Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai. (Hoàng Trung Thông)
c/ Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa)
d/ Em thấy cả trời sao Xuyên qua từng kẽ lá Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố. (Phan Thế Cải)
chảy
chảy
mỏng
Ướt
4. Chính tả (nghe - viết):
Văn bản: Buổi học cuối cùng (A. Đô-đê)
Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm dạy chúng tôi cho đến hết buổi. Sau tiết viết tập đến bài Lịch sử, rồi những trò nhỏ cất tiếng đọc đồng thanh như hát Ba Be Bi Bo Bu. Đằng kia, cuối phòng học, cụ Hô-de đã đeo kính lên, và nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, cụ đánh vần từng chữ theo bọn trẻ.

IV. CỦNG CỐ:
1. Ẩn dụ là gì ?
2. Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp ?

Chào thân ái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)