Bài 23. Ẩn dụ

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Yến | Ngày 21/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Ẩn dụ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

BÀI 4 :
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG

TIẾT 10 :
SO SÁNH va� ẨN DỤ
* Khái niệm :
Biện pháp tu từ từ vựng là biện pháp sử dụng từ ,ngữ cố định một cách sáng tạo để diễn đạt nội dung một cách nghệ thuật .
1/ So sánh :
Ví dụ :
Bây giờ em đã cò chồng
Như chim vào lồng , như cá cắn câu
Đáp án : Chúng ta có so sánh sau đây :
A NHƯ B
Em đã có chồng - Chim vào lồng - Cá cắn câu
* Vậy biện pháp so sánh là đối chiếu 2 sự vật A và B dựa trên sự giống nhau của chúng .
Công thức : A như B
- Tác dụng của phép so sánh : làm cho sự vật , sự việc nói đến được hình dung 1 cách cụ thể hơn , sống động hơn
Ví dụ :
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
2. Ẩn dụ :
Ví dụ :
- Ta có so sánh : Gió rét như cắt da cắt thịt
A như B
Ẩn dụ : Gío cắt da cắt thịt
* Vậy ẩn dụ là so sánh ngầm , vế A được rút gọn là biện pháp dùng từ hay cụm từ vốn dùng chỉ sự vật B để chỉ sự vật A . A�n dụ dựa vào hiện tượng tương đồng .
- Tác dụng : làm tăng sức gợi cảm cho lời văn .
+ Các kiển ẩn dụ thường gặp là :
a/ Ẩn dụ từ vựng :
Đó là các ẩn dụ đã cố định , tạo nên các nghĩa chuyển của các từ .
Ví dụ : chân núi , mặt nước , cắt hộ khẩu , cười giòn
b/ Ẩn dụ tu từ : Đó là các ẩn dụ chưa cố định , thường gặp trong văn học .
Ví dụ : Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
c/ Ẩn dụ nhân hóa :
Là gán cho vật đặc điểm của người .
- Tác dụng : Làm cho việc diễn tả sự vật , sự việc thêm sôi động , hấp dẫn , gần gũi , tình cảm như con người .
Ví dụ :
`` Mây đi vắng , trời xanh buồn rộng rãi ``
(Anh Thơ)
d/ Ẩn dụ vật hóa :
Là lấy từ ngữ chỉ vật dùng cho người .
Ví dụ :
`` Sĩ tốt kén tay tì hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt namh ``
Đ/ Ẩn dụ cảm giác :
Là lầy từ ngữ chỉ cảm giác thuộc giác quan này chỉ cảm giác thuộc giác quan khác hoặc cảm giác nội tâm .
Ví dụ : Giọng nói ngọt ngào , ly rượu êm , nỗi đắng cay ....
* Bài tập :
1. `` Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây .
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội may về làng ``
(Ngô Văn Phú)
2. Tìm và phân tích so sánh trên theo các cách sau ?
- Cái cần được so sánh A là cái gì ? Đó là sự vật , sự việc , đặc điểm hay tâm trạng ?
- Hiệu quả của so sánh trên ? (Chú ý hiệu quả truyền cảm)
* Đáp án :
- Câu thứ nhất : A : mây - B : bông
- Câu thứ hai : A : bông - B : mây
- Câu thứ tư : A : đội bông - B : đội mây về làng
- Hiệu quả so sánh : gây ấn tượng về độ tràn ngập của màu trắng của bông , của một vụ bội thu bông - lao động là niềm vui thực sự của con người . Bài ca dao là 1 bức tranh rất sáng , rất đẹp
2/ Thử kể 10 ẩn dụ từ vựng mà các em thường dùng trong sinh hoạt bình thường .
* Đáp án : lá phổi , râu tôm , mặt bàn , da trời , máy chạy , đồng hồ chết , mổ xẻ tác phẩm , phần cứng , phần mềm (của chương trình) ...
3/ Tìm các ẩn dụ trong các câu thơ sau ; hiệu quả của các ẩn dụ đó .
a.`` Ngoài kia có lẽ mênh mông quá
Gió lạnh len vào núp dưới cây ``
(Phan Khắc Khoa)
b. `` Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọn gtrong nghiêng dầu ``
(Vũ Đình Liên)
* Đáp án :
a. Ẩn dụ nhân hóa `` Gió len , núp dưới bóng cây `` ? gợi ra hình ảnh của con người dường như sợ cái mênh mông của đất trời , sợ cái trống trải của lòng mình , phải len , núp vào để bớt cô đơn .
b. Ẩn dụ nhân nhân : `` Giấy đỏ buồn , nghiên sầu `` . Đây là nỗi niềm hoài cổ khiến cho nhà thơ thấy dường như giấy đỏ , nghiên mực chứa đựng nỗi buồn của một thời xưa đã lụi tàn .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)