Bài 23. Ẩn dụ
Chia sẻ bởi Vũ Thị Duyên |
Ngày 21/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Ẩn dụ thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Phòng giáo dục huyện thuỷ nguyên
trường thcs núi đèo
Ngữ văn 6
Bài 23 : Tiết 99
ẩn dụ
Năm học 2011 - 2012
kiểm tra bài cũ
Chọn đáp án đúng cho cỏc cõu h?i sau:
Câu 1: Dòng nào sau đây định nghĩa đúng về biện pháp nghệ thuật so sánh?
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng.
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ toàn thể, bộ phận.
Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ ngữ dùng để tả hoặc nói về con người.
Câu 2: Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phép so sánh?
Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
Rồi cả nhà - trừ tôi - vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Cụm từ " Người Cha" : chỉ Bác Hồ
* Ví dụ:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Minh Huệ)
-> tương đồng về phẩm chất
Thảo luận theo bàn ( 2 phút )
So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt:
- Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
-> diễn đạt bình thường
- Cách 2:
Bác Hồ như Người Cha
Đốt lửa cho anh nằm
-> diễn đạt có sử dụng phép so sánh
- Cách 3:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Minh Huệ)
-> diễn đạt có sử dụng phép ẩn dụ
Thảo luận theo bàn ( 2 phút )
So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt:
- Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
-> diễn đạt bình thường
- Cách 2:
Bác Hồ như Người Cha
Đốt lửa cho anh nằm
-> diễn đạt có sử dụng phép so sánh
- Cách 3:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm (Minh Huệ)
-> diễn đạt có sử dụng phép ẩn dụ
-> Không có tính nghệ thuật
-> Có tính gợi hình, gợi cảm
-> Có tính gợi hình, gợi cảm, hàm súc
ẩn dụ có tác dụng tạo cho cách diễn đạt có tính hình tượng, biểu cảm và hàm súc hơn so với phép so sánh và cách diễn đạt bình thường.
?n dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm, hàm súc cho sự diễn đạt.
Phép so sánh và ẩn dụ có điểm gì giống và khác nhau ?
- Cách 2:
Bác Hồ như Người Cha.
Đốt lửa cho anh nằm.
-> diễn đạt có sử dụng phép so sánh
- Cách 3:
Người Cha mái tóc bạc.
Đốt lửa cho anh nằm.
(Minh Huệ)
-> diễn đạt có sử dụng phép ẩn dụ
Vế A
Vế B
Vế B
Vế A ẩn đi, không có từ so sánh
* Giống nhau: Đều đối chiếu các sự vật, sự việc có nét tương đồng.
* Khác nhau:
+ So sánh: Sự vật, sự việc được so sánh có xuất hiện.
+ ẩn dụ: Sự vật, sự việc được so sánh không xuất hiện.
* Ví dụ:
1. Về thăm nhà Bác làng Sen.
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
chỉ sự nở hoa
lửa hồng
chỉ màu đỏ của hoa râm bụt
thắp
Tương đồng cách thức
Tương đồng hình thức
* Ví dụ:
2. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. (Nguyễn Tuân).
nắng giòn tan: chuyển đổi cảm giác từ thị giác -> vị giác.
-> tương đồng về cảm giác
ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
ẩn dụ hình thức
ẩn dụ cách thức
ẩn dụ phẩm chất
Bài tập 2: Tìm ẩn dụ và nêu nét tương đồng giữa các sự vật hiện tượng được so sánh ngầm với nhau?
a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(Tục ngữ)
d, Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Thảo luận nhóm cặp ( 3 phút )
Bài tập 3: Quan sát hình ảnh rồi đặt câu có sử dụng phép tu từ ẩn dụ
Bài tập 4: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu, miêu tả cảnh buổi sáng ở quê em
Bài tập củng cố:
Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống
ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện
tượng khác........................................................ nhằm tăng
sức...................................................... cho sự diễn đạt.
Câu 2: Câu ca dao sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
A. ẩn dụ hình thức B. ẩn dụ cách thức
C. ẩn dụ phẩm chất D. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
có nét tương đồng với nó
gợi hình, gợi cảm,hàm súc
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ.
Hoàn thiện các bài tập còn lại
Chuẩn bị tiết : Luyện nói văn miêu tả.
+Làm dàn ý các bài tập 1,2,3
+Luyện nói theo dàn ý
Xin trân trọng cảm ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Duyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)