Bài 23. Ẩn dụ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Huy | Ngày 21/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 23. Ẩn dụ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

-
-
?
Thầy, Cô đến dự giờ
thăm lớp !

-Nhân hóa là gì? Kể tên các kiểu nhân hóa?
-Xác định phép nhân hóa và kiểu nhân hóa trong ví dụ sau:
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của
người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Tiết : 95. Tiếng Việt: ẨN DỤ
I/ Ẩn dụ là gì ?
1/ Khái niệm:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Minh Huệ)
- Cụm từ “Người Cha” dùng để chỉ Bác Hồ.
 Vì Bác có những phẩm chất giống như người cha (về tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo với các con, với chiến sĩ,…).
Cách nói trên có điểm giống phép so sánh nếu ta liên tưởng và viết thành câu:
Bác Hồ là người Cha
- Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Minh Huệ)
không lược bỏ mà còn nguyên vẹn cả 2 vế A và B
 So sánh
Lược bỏ vế A chỉ còn vế B
 Ẩn dụ (phép so sánh ngầm)
-Khác phép so sánh:
? Cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh ?
Tiết : 95. Tiếng Việt: ẨN DỤ
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương)
Ta xét thêm ví dụ:
? Tìm ẩn dụ trong ví dụ trên ?
“Mặt Trời” trong câu thơ thứ nhất được nhân hóa
chỉ thiên thể ánh sáng.

- “Mặt Trời” trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ:
được dùng để chỉ Bác Hồ. Người như mặt trời soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm, đi tới tương lai độc lập, tự do, hạnh phúc.

- “Mặt Trời” – Bác Hồ: có nét tương đồng về phẩm
chất: là cội nguồn của ánh sáng, nguồn gốc của sự sống, hạnh phúc cho đồng bào Việt Nam.
Tiết : 95. Tiếng Việt: ẨN DỤ
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
Tiết : 95. Tiếng Việt: ẨN DỤ
1/ Khái niệm:
I/ Ẩn dụ là gì ?
Làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm xúc, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2/Tác dụng:
Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viễn Phương)
II/ Luyện tập:
Bài tập 1: So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:

Cách 1: Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

Cách 2: Bác Hồ như Người Cha
Đốt lửa cho anh nằm

Cách 3: Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm



Tiết : 95. Tiếng Việt: ẨN DỤ
Cách 1: Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm


Cách 2: Bác Hồ như Người Cha
Đốt lửa cho anh nằm


Cách 3: Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

 Cách diễn đạt bình thường
 Có sử dụng phép so sánh -> gây ấn tượng lạ
 Có sử dụng phép ẩn dụ (Người Cha) tạo nên những liên tưởng thú vị, làm cho câu nói có tính hàm xúc cao hơn..
Tiết : 95. Tiếng Việt: ẨN DỤ
Bài tập 2: Tìm các ẩn dụ những ví dụ dưới đây.Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Tục ngữ)
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
(Tục ngữ)
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
( Viễn Phương)

Tiết : 95. Tiếng Việt: ẨN DỤ
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Ăn quả: sự hưởng thụ thành quả lao động.
 tương đồng về cách thức.
- Kẻ trồng cây: người lao động, người gây dựng (tạo ra thành quả).
 tương đồng về phẩm chất.
-> Câu tục ngữ này khuyên chúng ta khi được hưởng thụ thành quả phải nhớ đến công lao người đã gây dựng thành quả đó.
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
mực, đen có nét tương đồng về phẩm chất với cái “xấu”.
đèn, sáng có nét tương đồng về phẩm chất với cái “tốt, cái hay, cái tiến bộ”
-> Câu tục ngữ này nói lên tầm quan trọng của môi trường sống, khuyên chúng ta phải chọn môi trường sống tốt đẹp.
c) Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

- Thuyền: phương tiện giao thông, có tính chất cơ động “chỉ người đi xa”.

- Bến: là nơi tàu thuyền đỗ lại “chỉ người ở lại”.

-> Đây là những ẩn dụ tương đồng về phẩm chất.

Nói về tình cảm thủy chung, gắn bó trong tình yêu đôi lứa.
d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
“Mặt Trời” trong câu thơ thứ nhất được nhân hóa
chỉ thiên thể ánh sáng.

- “Mặt Trời” trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ:
được dùng để chỉ Bác Hồ. Người như mặt trời soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm, đi tới tương lai độc lập, tự do, hạnh phúc.

- “Mặt Trời” – Bác Hồ: có nét tương đồng về phẩm
chất: là cội nguồn của ánh sáng, nguồn gốc của sự sống, hạnh phúc cho đồng bào Việt Nam.
Hướng dẫn tự học:
-Nắm được khái niệm và tác dụng của ẩn dụ.

-Chuẩn bị bài tập 4 (nhứng từ dễ viết sai do lỗi phát âm địa phương) , soạn bài “Luyện nói vè văn miêu tả” theo câu hỏi ở các đề mục sách giáo khoa.

-Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép ẩn dụ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)