Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Luân |
Ngày 10/05/2019 |
58
Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
Chương II
VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918)
BÀI 22
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA
THỰC DÂN PHÁP
1. Những chuyển biến về kinh tế
Pôn Dume (Paul Doumer)
(22/3/1857 – 7/5/1932)
Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Tài chính của Pháp, được cử sang làm Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến 1902. Ông là người vạch ra Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914).
Ông đã cho xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại Đông Dương (đường sắt xuyên Đông Dương, cầu Long Biên). Tuy nhiên, người dân Việt phải chịu sưu thuế rất nặng để phục dịch và chu cấp cho việc này.
1. Những chuyển biến về kinh tế
- Năm 1897, Pháp cử Pôn Đume sang làm toàn quyền Đông Dương, tiến hành Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Mục đích của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam là gì?
- Mục đích: vơ vét sức người, sức của biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp.
Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực kinh tế được tiến hành như thế nào?
Nội dung chương trình khai thác:
- Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
- Công nghiệp:
+ Tập trung khai thác mỏ nhằm vơ vét nguồn tài nguyên khoáng sản (than, thiếc, kẽm,…).
+ Xây dựng một số xí nghiệp chế biến phục vụ nhu cầu tại chỗ: Điện,nước,…
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.
Tiền giấy thời Pháp thuộc
- Giao thông vận tải: được xây dựng hoàn chỉnh: đường sắt, đường bộ, bến cảng
nhằm phục vụ khai thác, chuyên chở và quân sự.
Cầu Long Biên do Pháp xây dựng từ năm 1899 - 1902
Cầu Long Biên hiện tại
Ga Hà Nội
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất,
thực dân Pháp đã đầu tư:
Từ năm 1896 – 1914: 424 triệu phrăng.
Từ năm 1888 – 1920: 500 triệu phrăng.
Phân bố theo tỉ lệ sau:
Những chính sách khai thác của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
Tác động:
- Tích cực: Những yếu tố sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ.
+ Công - nông nghiệp kém phát triển,
+ Nông dân bị bóc lột, mất hết ruộng đất.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam thay đổi như thế nào?
2. Những chuyển biến về xã hội
- Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp, chiếm ruộng đất của nông dân.Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo nhất,bị áp bức bóc lột nặng nề, cuộc sống khổ cực, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cách mạng.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam còn làm xuất hiện những lực lượng xã hội mới:
- Giai cấp công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ….lương thấp, đời sống khó khăn, có tinh thần đấu tranh chống lại bọn chủ để cải thiện đời sống và cải thiện việc làm. Ngoài ra họ còn hưởng ứng phong trào chống Pháp.
- Tầng lớp tư sản: là những người làm trung gian như: các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bán…bị tư bản Pháp chèn ép.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Tiểu thương, tiểu chủ, viên chức: giáo viên, học sinh, sinh viên…
Câu hỏi 1. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam về kinh tế tập trung ở các lĩnh vực nào?
a. Công nghiệp- GTVT- Quân Sự
b. Quân sự -Thương mại.
c. Công nghiệp- nông nghiệp-thương nghiệp- GTVT.
d. GTVT- thương nghiệp.
Câu hỏi 2. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện những lực lượng xã hội mới nào?
a. Địa chủ - công nhân.
b. Tư sản – nông dân.
c. Công nhân - nông dân.
d. Công nhân –Tư sản – Tiểu tư sản thành thị.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918)
BÀI 22
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA
THỰC DÂN PHÁP
1. Những chuyển biến về kinh tế
Pôn Dume (Paul Doumer)
(22/3/1857 – 7/5/1932)
Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Tài chính của Pháp, được cử sang làm Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến 1902. Ông là người vạch ra Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914).
Ông đã cho xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại Đông Dương (đường sắt xuyên Đông Dương, cầu Long Biên). Tuy nhiên, người dân Việt phải chịu sưu thuế rất nặng để phục dịch và chu cấp cho việc này.
1. Những chuyển biến về kinh tế
- Năm 1897, Pháp cử Pôn Đume sang làm toàn quyền Đông Dương, tiến hành Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Mục đích của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam là gì?
- Mục đích: vơ vét sức người, sức của biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp.
Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực kinh tế được tiến hành như thế nào?
Nội dung chương trình khai thác:
- Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
- Công nghiệp:
+ Tập trung khai thác mỏ nhằm vơ vét nguồn tài nguyên khoáng sản (than, thiếc, kẽm,…).
+ Xây dựng một số xí nghiệp chế biến phục vụ nhu cầu tại chỗ: Điện,nước,…
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.
Tiền giấy thời Pháp thuộc
- Giao thông vận tải: được xây dựng hoàn chỉnh: đường sắt, đường bộ, bến cảng
nhằm phục vụ khai thác, chuyên chở và quân sự.
Cầu Long Biên do Pháp xây dựng từ năm 1899 - 1902
Cầu Long Biên hiện tại
Ga Hà Nội
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất,
thực dân Pháp đã đầu tư:
Từ năm 1896 – 1914: 424 triệu phrăng.
Từ năm 1888 – 1920: 500 triệu phrăng.
Phân bố theo tỉ lệ sau:
Những chính sách khai thác của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
Tác động:
- Tích cực: Những yếu tố sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ.
+ Công - nông nghiệp kém phát triển,
+ Nông dân bị bóc lột, mất hết ruộng đất.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam thay đổi như thế nào?
2. Những chuyển biến về xã hội
- Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp, chiếm ruộng đất của nông dân.Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo nhất,bị áp bức bóc lột nặng nề, cuộc sống khổ cực, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cách mạng.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam còn làm xuất hiện những lực lượng xã hội mới:
- Giai cấp công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ….lương thấp, đời sống khó khăn, có tinh thần đấu tranh chống lại bọn chủ để cải thiện đời sống và cải thiện việc làm. Ngoài ra họ còn hưởng ứng phong trào chống Pháp.
- Tầng lớp tư sản: là những người làm trung gian như: các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bán…bị tư bản Pháp chèn ép.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Tiểu thương, tiểu chủ, viên chức: giáo viên, học sinh, sinh viên…
Câu hỏi 1. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam về kinh tế tập trung ở các lĩnh vực nào?
a. Công nghiệp- GTVT- Quân Sự
b. Quân sự -Thương mại.
c. Công nghiệp- nông nghiệp-thương nghiệp- GTVT.
d. GTVT- thương nghiệp.
Câu hỏi 2. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện những lực lượng xã hội mới nào?
a. Địa chủ - công nhân.
b. Tư sản – nông dân.
c. Công nhân - nông dân.
d. Công nhân –Tư sản – Tiểu tư sản thành thị.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Luân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)