Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Liễu | Ngày 10/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương và nêu kết quả, ý nghĩa?
Câu 2: Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương?
Chương II. Việt Nam từ đầu
thế kỉ XX đến hết chiến tranh
thế giới thứ nhất (1918)
Bài 22. Xã hội Việt Nam trong
cuộc khai thác lần thứ nhất của
thực dân Pháp.
Lược đồ Đông Dương dưới thời thuộc Pháp
Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương
TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn (Bản xứ)
Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện (Pháp + Bản xứ)
Bộ máy chính quyền cấp Kì (Pháp)
Bắc Kì
(Thống sứ)
Trung Kì
(Khâm sứ)
Nam Kì
(Thống đốc)
Lào
(Khâm sứ)
Cam-pu-chia
(Khâm sứ)
1. Những chuyển biến về kinh tế:
1897, Pháp cử Pôn Đu – me sang làm toàn quyền ở Việt Nam, tiến hành công cuộc khai thác lần một.
Mục đích
khai thác
Bóc lột sức
người, sức của
ở thuộc địa
Làm giàu cho
chính quốc
Về nông nghiệp:
Chính sách “Cướp đoạt ruộng đất”
Buộc triều Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang”
Tính đến năm 1902:
+ Bắc Kì: Pháp chiếm 182.000 ha ruộng đất.
+ Nam Kì: Giáo hội chiếm 1/4 ruộng đất
Về công nghiệp
Tập trung khai mỏ, xuất khẩu kiếm lời.
Xây dựng các ngành công nghiệp phục vụ đời sống: điện, nước..
Về thương nghiệp: Độc chiếm thị trường
Về giao thông vận tải:
Xây dựng hệ thống giao thông phục vụ khai thác
Nhiều bến cảng, nhà ga… được xây dựng.
Cầu Long Biên
Ga xe điện CHỢ LỚN
Chợ Bến Thành và Sở Đường Sắt
Ga xe điện SÀI GÒN
Tác động của cuộc khai thác
Tích cực:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam.
+ Tiến bộ hơn so với nền sản xuất phong kiến.
Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị vơ vét cạn kiệt.
+ Nông nghiệp vẫn trong tình trạng lạc hậu.
+ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, bị bóc lột nặng nề.
+ Công nghiệp nhỏ bé, què quặt.

Nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào Pháp
II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM
Tác động: Đô thị phát triển,giai cấp có sự phân hóa sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới
Lược đồ: Các đô thị Việt Nam cuối TKXIX đầu TKXX
Ảnh: Nhà hát lớn thành phố Hà Nội
- Giai cấp cũ
Địa chủ phong kiến:
Phân hóa thành 2 bộ phận:
- Đại địa chủ: Giàu có, làm tay sai cho Pháp.
- Địa chủ vừa và nhỏ: bị Pháp chèn ép, có tinh thần chống Pháp.
Nông dân: Bị bần cùng hoá, đời sống khổ cực.
Có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ
- Giai cấp mới:
Tư sản
Tiểu tư sản thành thị
Công nhân
Buôn bán, thầu khoán, kinh doanh
- Có tư tưởng tiến bộ
Tích cực tham gia chống phong kiến, thựcdân.

Có tinh thần chống Pháp nhưng dễ thỏa hiệp
Làm công ăn lương, buôn bán nhỏ
Bán sức lao động, làm thuê
Kiên quyết chống đế quốc
Tác động của sự chuyển biến:

Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.Hai mâu thuẫn chính là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
Hình thành những điều kiện bên trong
cho cuộc vận động giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng mới.

Chính sách khai thác của thực dân Pháp đã làm cho
nền kinh tế nước ta bị tác hại ra sao ? (Điền vào
chỗ trống các ý còn thiếu)
a. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là ..............................
b. Tài nguyên thiên nhiên bị ......................................
c. Nông nghiệp ...............................................
d. Công nghiệp phát triển ............ thiếu hẳn ....................
nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc
bóc lột cùng kiệt
giậm chân tại chỗ
nhỏ giọt
công nghiệp nặng
Bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Địa chủ
phong kiến
Kinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô
- Tay sai của đế quốc
- Một bộ phận điạ chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước
Nông dân
Làm ruộng, nộp tô thuế
- Sẵn sàng tham gia đấu tranh cách mạng
Tư sản
Kinh doanh công thương nghiệp
- Thoả hiệp với đế quốc.
- Một bộ phận nhỏ có tinh thần dân tộc
Tiểu tư sản
Làm công ăn lương, buôn bán nhỏ
- Tích cực tham gia chống phong kiến, thực dân.
Công nhân
Bán sức lao động, làm thuê
- Kiên quyết chống đế quốc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Liễu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)