Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Chia sẻ bởi Nguyễn Dung | Ngày 10/05/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Chương II
Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)
Cuối thế kỉ XIX
Đầu thế kỉ XX
Tiết 34 - Bài 22
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
Mục tiêu bài học
1. Mục đích và nội dung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam.

2. Những chuyển biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
a) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
* Mục đích
Vơ vét sức người, sức của; biến Việt Nam
thành thị trường độc chiếm của Pháp.
* Hoàn cảnh
Sau khi dập tắt phong trào Cần vương, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914).
Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa nhằm mục đích gì?
1. Những chuyển biến về kinh tế
* Nội dung
Xem phim tư liệu và kết hợp SGK, em
hãy nêu khái quát chính sách khai thác
thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp vào bảng “nội dung” trong PHT.
(3 phút)
* Nội dung
Tước đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
Tập trung khai thác mỏ; mở một số cơ sở điện, nước, bưu điện...
Xây dựng các tuyến giao thông chiến lược.
Pháp độc chiếm thị trường, nguyên liệu,
thu thuế.
Em có nhận xét gì về những chính sách của thực dân Pháp?
Là những chính sách tàn bạo, chỉ có
ở chính quyền thực dân
Quan sát một số hình ảnh và tư liệu sau, em hãy rút ra tác động của những chính sách trên đối với nền kinh tế nước ta.
Cầu Long Biên
Tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho
GIAO THÔNG VẬN TẢI
Ga Hà Nội (1900)
Phố Hàng Đào
Thuế thân từ 50 xu -> 2,5 đồng
Thuế ruộng từ 1đ/mẫu -> 1,5đ/mẫu
(1 mẫu thời Tự Đức = 4970 m2
Chính quyền thực dân quy định: 1 mẫu = 3600 m2)
1903 Pháp khai thác 915 tấn than
1912...........................415 000 tấn
1913...........................500 000 tấn

Việc cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền:
Năm 1890 Pháp chiếm 10 900 ha
1900........................301 000 ha
1912........................470 000 ha
ĐỜI SỐNG CÁC TẦNG LỚP LAO ĐỘNG
Giai cấp nông dân
Đội ngũ công nhân
- Phương thức sản xuất TBCN du nhập
-> Kinh tế có bước phát triển hơn.
- Nguồn tài nguyên nước ta bị vơi cạn,
đời sống nhân dân cực khổ.
b) Những chuyển biến của nền kinh tế
Câu hỏi
1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, ở lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp chủ yếu thực hiện chính sách nào dưới đây?
Đẩy mạnh khai thác mỏ than.
B. Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
C. Giành quyền khai khẩn đất hoang.
D. Mở thêm một số ngành phục vụ đời sống.
2. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, kinh tế Việt Nam có chuyển biến như thế nào?
Phương thức bóc lột phong kiến bị xóa bỏ.
B. Hình thành nền kinh tế hàng hóa.
C. Phương thức sản xuất TBCN du nhập vào nước ta.
D. Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng.
- Trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX còn tồn tại các giai cấp cũ không? Đó là những giai cấp nào?
Địa chủ và nông dân
- Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới nào?
Đội ngũ Công nhân
Tầng lớp tư sản
Tầng lớp tiểu tư sản
2. Những chuyển biến về xã hội
Nghiên cứu SGK, tư liệu
và nêu:
Địa vị (tình cảnh),
tinh thần chống Pháp
của các giai tầng
Hoạt động nhóm (3 phút)

- N1: Tìm hiểu giai cấp cũ
(địa chủ, nông dân).
- N2: Tìm hiểu về các tầng lớp mới (công nhân, tư sản và
tiểu tư sản).
2. Những chuyển biến về xã hội
Giai cấp
địa chủ
Giai cấp
nông dân
Đội ngũ
công nhân
Tầng lớp
tư sản
Tầng lớp
tiểu tư sản
Thuộc tầng lớp trên, bóc lột
nông dân.
Bị bóc lột nặng nề, đời sống
cơ cực.
Xuất thân từ nông dân.
Bị áp bức nặng nề.
Có địa vị về kinh tế,
bị chèn ép.
Đời sống bấp bênh,
bị khinh rẻ.
Địa chủ vừa và nhỏ
có tinh thần chống Pháp.
Là lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp.
Hăng hái tham gia các phong trào chống Pháp.
Chưa tỏ rõ thái độ
chống Pháp.
Sẵn sàng tham gia
đấu tranh.
Sự ra đời các giai tầng mới trong xã hội có tác động như thế nào đối với phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX?
Lực lượng đấu tranh đông đảo hơn.
- Tạo điều kiện cho khuynh hướng cứu nước mới hình thành trong phong trào yêu nước.
Hãy nêu mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc này ?
Xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn chính:
+ Mâu thuẫn dân tộc.
+ Mâu thuẫn giai cấp.
BÀI TẬP
So sánh cơ cấu KT-XH ở Việt Nam trước và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Công nghiệp, thương nghiệp, GTVT bước đầu phát triển.
Nông nghiệp vẫn là chủ đạo.
Ngoài hai giai cấp chính (địa chủ và nông dân), xuất hiện thêm những lực lượng mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
“Không một xứ sở nào trên cái thế giới này lại có nhiều nguồn lợi như cái xứ Bắc Kì...Biết bao nhiêu ngành kĩ nghệ cần phải thiết lập...Biết bao chiến dịch xán lạn cần phải vạch ra...Xứ Bắc Kì giàu có...Nơi đây chính quốc tha hồ mà bòn rút đầy tay đưa của cải về nước. Ngành xuất cảng của nước Pháp cũng sẽ thấy nơi đây là một nguồn tiêu thụ hàng hóa rất có lợi cho minh...Vậy thì hãy tiến lên, tiến lên”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)