Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

Chia sẻ bởi trần văn hiến | Ngày 10/05/2019 | 108

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

Vì sao nói: Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
QUÁ TRÌNH PHÁP XÂM LƯỢC VŨ TRANG Ở VIỆT NAM
KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT
1858
1884
1896
1897
1913
Pháp xâm lược Việt Nam
Hoàn thành xâm lược Việt Nam
Cơ bản hoàn thành bình định Việt Nam
Hoàn thiện bộ máy cai trị
CHƯƠNG II : VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918)
BÀI 22
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
Nội dung bài học
Những chuyển biến về kinh tế
Những chuyển biến về xã hội
1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ.
7
- 1897: hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần I.
a. Bối cảnh

Cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp diễn ra trong bối cảnh như thế nào? Ai là người thực hiện?
- 1896: Td Pháp đã cơ bản hoàn thành bình định Việt Nam
Bắc Kỳ
Trung Kỳ
Nam Kỳ
Lào
Campuchia
Liên Bang Đông Dương
Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương
TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn (Bản xứ)
Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện (Pháp + Bản xứ)
Bộ máy chính quyền các cấp (Pháp)
BẮC KÌ
(Thống sứ)
TRUNG KÌ
(Khâm sứ)
NAM KÌ
(Thống sứ)
LÀO
(Khâm sứ)
CAM-PU-CHIA
(Khâm sứ)
Sơ đồ tổ chức nhà nước Việt Nam
TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
(PHÁP)
BẮC KÌ
(Thống sứ Pháp)
TRUNG KÌ
(Khâm sứ Pháp)
NAM KÌ
(Thống sứ Pháp)
TỈNH (PHÁP)
PHỦ, HUYỆN, CHÂU (PHÁP+BẢN XỨ)
LÀNG XÃ (BẢN XỨ)
b. Mục đích:
Vơ vét sức người, sức của và biến Việt Nam - thị trường tiêu thụ của Pháp.
Mục đích của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa ?

“Không một xứ sở nào trên cái thế giới này lại có nhiều nguồn lợi như cái xứ Bắc Kì...Biết bao nhiêu ngành kĩ nghệ cần phải thiết lập...Biết bao chiến dịch xán lạn cần phải vạch ra...Xứ Bắc Kì giàu có...Nơi đây chính quốc tha hồ mà bòn rút đầy tay đưa của cải về nước.Ngành xuất cảng của nước Pháp cũng sẽ thấy nơi đây là một nguồn tiêu thụ hàng hóa rất có lợi cho mình...Vậy thì hãy tiến lên, tiến lên”
( Những tài nguyên xứ Bắc Kì)
c .Nội dung:




Pháp tiến hành nội dung chương trình khai thác thuộc địa trên những lĩnh vực nào?
NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP
GIAO THÔNG VẬN TẢI
Lĩnh vực khai thác
THƯƠNG NGHIỆP

Nông nghiệp:
+ Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
+ Thực dân Pháp đã ép triều đình nhà Nguyễn phải nhượng quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.




Biểu đồ TD Pháp chiếm đoạt ruộng đất
nhân dân Việt Nam cuối TK XIX- đầu TK XX
Công nghiệp:
+ Tập trung khai mỏ ( than đá, thiếc, kẽm…)
+ Công nghiệp phục vụ đời sống ra đời như điện, nước, bưu điện.

Lược đồ khai thác mỏ của thực dân Pháp ở nước ta.
THÁI NGUYÊN
QUẢNG NAM
TUYÊN QUANG
QUẢNG YÊN
Biểu đồ khai thác than đá của Pháp tại Việt Nam đầu TK XX
Thương nghiệp:
độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế
Đồn điền café
Rượu, giấy, diêm
Bông, vải , sợi, rựơu
Gỗ, diêm
Đđiền chè, café
Đđiền caosu
Đđiền lúa
Rượu, bia, xay xát, sửa chữa tàu
Xuất cảng
Thiếc, chì,kẽm
Than đá
Sợi, ximăng, sửa chữa tàu
Xuất cảng
Các nguồn lợi của Pháp ở Việt Nam
+ Đến năm 1912 xây dựng được 2059 km.

+ Các tuyến đường: Hà Nội - Lạng Sơn

Hà Nội - Vinh - Huế - Đà Nẵng

+ Đường sắt :

Giao thông vận tải :

HÀ NỘI
TP Hồ Chí Minh
HỆ THỐNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT
ĐÀ NẴNG
NHA TRANG (KHÁNH HÒA)
LẠNG SƠN
HÀ NỘI
VINH ( NGHỆ AN)
+ Đến năm 1912 xây dựng được 2059 km.

+ Các tuyến đường: Hà Nội - Lạng Sơn

Hà Nội - Vinh - Huế - Đà Nẵng

+ Đường sắt :

Giao thông vận tải :

+ Thực dân Pháp xây dựng hệ thống đường bộ, cầu, cảng sông, cảng biển để phục vụ công cuộc khai thác và ý đồ quân sự
Ga SÀI GÒN






CẦU BÌNH LỢI ( Sài Gòn)
Cầu TRÀNG TIỀN ( Huế)
CẦU LONG BIÊN( Hà Nội)

CẢNG NHÀ RỒNG
Kết Luận:
 phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước xâm nhập vào Việt Nam, Pháp vẫn duy trì hình thức bóc lột phong kiến.


Với chính sách khai thác trên, kinh tế Việt Nam chuyển biến như thế nào?
CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM
CUỐI TK XIX
ĐẦU THẾ KỈ XX
Nông


nghiệp
Thủ
công

nghiệp
Công


nghiệp
Nông


nghiệp
Công


nghiệp
Thươg


nghiệp
Giao
thông
vận tải
Bảng so sánh co cấu kinh tế Việt Nam truước và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Trước cuộc khai thác
Sau cuộc khai thác
KT Việt Nam chủ yếu là NN, công nghiệp, thủ công nghiệp lạc hậu, kém phát triển.
Hệ thống GTVT yếu
Nông, Công và Thương nghiệp có bước phát triển.
Hệ thống GTVT mở rộng.
 Nền KT phong kiến
 KT tư bản CN được du nhập


Những chuyển biến đó tác động tích cực, tiêu cực như thế nào?
d. Tác động
*Chuyển biến tích cực:
- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhanh chóng, phát triển hơn so với trước.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.
*Chuyển biến tiêu cực:
- Tài nguyên bị khai thác kiệt quệ
- Công nghiệp phát triển nhỏ giọt
- Nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu
- Kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Pháp, là thị trường độc chiếm của Pháp.
Một số hình ảnh người dân mua bán thời Pháp thuộc
Cảnh nhóm chợ
Bán rượu và bánh ngọt
Bán lợn
Bán cau
Bán hoa đào ngày tết
Nh?ng chuy?n bi?n v? kinh t? dẫn đến chuyển biến về xã hội nhuư thế nào?
2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
Xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc:
- Giai cấp cũ vẫn tồn tại
- Giai cấp, tầng lớp mới ra đời.

Những thay đổi trong cơ cấu xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
 
1

Giai cấp cũ là những giai cấp nào? Giai cấp, tầng lớp mới nào ra đời?
GIAI
CẤP

ĐỊA
CHỦ
PK
NÔNG
DÂN
ĐẠI ĐỊA CHỦ
ĐỊA CHỦ VỪA
VÀ NHỎ
Giai cấp
mới, tầng
lớp mới
Công
Nhân

Sản
Tiểu

Sản
2. Những chuyển biến về xã hội
THẢO LUẬN NHÓM: 4 phút
Nhóm 1: Đặc điểm và thái độ đối với cách mạng của giai cấp địa chủ.
Nhóm 2: Đặc điểm và thái độ đối với cách mạng của giai cấp nông dân.
Nhóm 3:. Đặc điểm và thái độ đối với cách mạng của giai cấp công nhân
Nhóm 4: Đặc điểm và thái độ đối với cách mạng của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản.
Giai cấp địa chủ
GIAI CẤP ĐỊA CHỦ PHONG KIẾN
b. Giai cấp nông dân
* Địa vị, xuất thân:
- Bị mất ruộng đất, bần cùng hoá
- Phần lớn là tá điền, 1 số trở thành công nhân trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy…
Bị đế quốc và phong kiến đoạt ruộng đất bị phá sản.
Là đối tượng bóc lột chủ yếu của thực dân và phong kiến.
* Thái độ đối với cách mạng
Có tinh thần yêu nước
Là lực lượng đông đảo trong phong trào yêu nước đấu tranh chống thực dân, phong kiến
Nông dân phải thay trâu
cày ruộng
NÔNG DÂN VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC
Nông dân trên thửa ruộng được giao phải làm cho địa chủ
Nông dân phải lao động thêm kiếm sống
c. Giai cấp công nhân
( giai cấp mới)
Giai cấp công nhân
Địa vị, xuất thân
Thái độ đối với cách mạng
Họ là những người xuất thân từ nông dân, bị mất ruộng đất
họ bán sức lao động trong các hầm mỏ, đồn điền, công trường nhà máy…
Họ vừa ra đời, còn non trẻ, số lượng ít
Cuộc sống rất khổ cực vì bị ba tầng áp bức bóc lột : đế quốc, phong kiến và tư bản
Là giai cấp tiên tiến nhất (đại diện cho phương thức sản xuất mới).
Có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.
Họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Mục tiêu đấu tranh chủ yếu về quyền lợi kinh tế; hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo
CÔNG NHÂN VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC
CAO SU ĐI DỄ KHÓ VỀ
Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo
Cao su đi dễ khó về
Khi đi mất vợ, khi về mất con
Cao su xanh tốt lạ đời
Mỗi cây bón một xác người công nhân
Có đi mới biết Mê Kông
Có đi mới biết thân ông thế này
Mê Kông chôn xác hàng ngày
Có đi mới biết bàn tay xu Bào
Nguồn: Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 (tái bản lần thứ 5)
d. Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản
( tầng lớp mới)
- Là những chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán lớn, nhà thầu khoán, đại lí tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu…
- Bị các nhà tư bản và chính quyền thực dân Pháp chèn ép.
- Vì thế lực yếu, lại phải lệ thuộc vào thực dân Pháp nên họ chưa tỏ thái độ tham gia cách mạng.
- Họ có ý thức dân tộc, là cơ sở để tiếp thu khuynh hướng dân chủ tư sản từ bên ngoài.
- Thành phần khá phức tạp: tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công.
- Viên chức làm trong các công sở hoặc các sở tư nhân như nhà báo, nhà giáo, giáo viên, học sinh…
- Cuộc sống có phần dễ chịu hơn nông dân, nhưng rất bấp bênh.
- Có ý thức dân tộc, sẵn sàng đóng góp sức mình, tham gia cách mạng.
TƯ SẢN VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC
TẦNG LỚP TIỂU TƯ SẢN THÀNH THỊ
Giai cấp, tầng lớp
Đặc điểm
Thái độ đối với cách mạng
Địa chủ
- Là các vua quan phong kiến, người có nhiều ruộng đất.
- Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có.
- Địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần chống Pháp
Nông dân
- Lực lượng đông đảo nhất, họ bị áp bức bóc lột nặng nề, có cuộc sống khổ cực
Có ý thức dân tộc sâu sắc, là lực lượng đông đảo của cách mạng
Công nhân
- Xuất thân từ nông dân, làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, bóc lột tàn tệ nên cuộc sống khổ cực
- Là giai cấp tiên tiến nhất, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ => là lực lượng lãnh đạo cach mạng
Tư sản
- Chủ xí nghiệp, hãng buôn lớn, nhà khoán thầu…
- Bị các nhà tư bản, chính quyền thực dân chèn ép => lực lượng yếu, lệ thuộc vào Pháp => chưa tỏ rõ thái độ đối với cách mạng
Tiểu tư sản
- Là chủ xưởng nhỏ, viên chức nghèo,GV SV, HS…
- Có cuộc sống bấp bênh, có ý thức dân tộc, sẵn sàng tham gia cách mạng


Những chuyển biến về xã hội nhất là sự xuất hiện các lực lượng xã hội mới có ý nghĩa như thế nào?
* Ý nghĩa: Tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới ở đầu thế kỉ XX.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất với những chuyển biến về kinh tế, xã hội trên làm tính chất xã hội Việt Nam thay đổi thế nào?
 Chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến
Phong kiến
Thuộc địa nửa phong kiến
Nông dân >< Địa chủ pk
>< dân tộc
>< giai cấp
Dân tộc Việt Nam >< TD Pháp
Nông dân >< Địa chủ pk
Công nhân >< Địa chủ pk, Tư sản
CỦNG CỐ:
Bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới
So sánh cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam trước và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Tìm hiểu về Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và xu hướng cứu nước của hai ông.

Nhóm 1: Tìm hiểu về tiểu sử, chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu ?
Nhóm 2: Tìm hiểu về Hoạt động của Phan Bội Châu rút ra ý nghĩa, tác dụng ?
Nhóm 3: Tìm hiểu về tiểu sử, chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh ?
Nhóm 4: Tìm hiểu về Hoạt động của Phan Châu Trinh rút ra ý nghĩa, tác dụng ?

XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN
QUÝ THẦY CÔ VÀ
CÁC EM HỌC SINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần văn hiến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)