Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Nguyễn Yến Hoàng | Ngày 10/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI -XVIII
I.Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI-XVIII
Từ cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII, do nhà nước không quan tâm đến sản xuất, nội chiến giữa các thế lực phong kiến nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên.
Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng ngoài và Đàng trong đều phát triển.

Ruộng đất ở cả hai miền được mở rộng, nhất là ở Đàng trong.

Thủy lợi được củng cố.

Giống cây trồng ngày càng phong phú.
Kinh nghiêm sản xuất được đúc kết.

Ở cả hai miền chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ
II.Sự phát triển của thủ công nghiệp
Nghề thủ công truyền thống tiếp tục được phát triển và đạt trình độ cao( dệt, gốm).
Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ,làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
Khai mỏ là một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng trong và Đàng ngoài.
Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng (nét mới trong kinh doanh).
III.Sự phát triển của thương nghiệp
Nội thương:
Ở các thế kỉ XVI-XVIII , buôn bán trong nước ngày càng phát triển:
Chợ làng, chợ huyện… mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.
Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
Ngoại thương:

Thế kỉ XVI-XVIII ngoại thương phát triển mạnh.

Thuyền buôn các nước ( kể cả các nước châu Âu: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.
Họ bán vũ khí, thuốc súng, len dạ,bạc, đồng.
Mua: tơ lụa, đường, gốm, nông lâm sản.
Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
Nguyên nhân phát triển:

Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.

Do phát kiến địa lí tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi.


Giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.
Sự hưng khởi của đô thị
Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành phát triển hưng thịnh.

Thăng Long- Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.
Những đô thị mới như Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân – Huế) trở thành những nơi buôn bán sầm uất.
Đầu thế kỉ XIX do chính sách hạn chế ngoại thương, hạn chế giao lưu giữa các vùng của chính quyền phong kiến, đô thị suy tàn dần
Nhận xét của thương nhân nước ngoài về đô thị Việt Nam
Giáo sĩ Bo ri(1618): “Hải cảng đẹp nhất Đàng trong, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán, là hải cảng thuộc tỉnh Cacciam (Quảng Nam). Thành phố đó (Hội An) lớn lắm, đến nỗi người ta nói nó có hai thị trấn, một của người Trung Quốc, một của người Nhật Bản”.
Giáo sĩ Xanh Phan lơ: “Kinh đô của nó (Thăng Long) tôi xem có thể lớn bằng Pa-ri và dân số cũng bằng…Nó nằm trên bờ một con sông gọi là sông Cái, số thuyền bè nhiều đến nỗi ghé vào bờ rất khó khăn”
Hoặc theo giáo sĩ Marini “có 62 khu phố mà mỗi khu rộng bằng một thành phố nhỏ của nước Ý.Các phố đều đầy thợ thủ công và thương nhân, để tránh nhầm lẫn, mỗi đầu phố đều có một cái bảng hay dấu hiệu ghi rõ phố buôn bán cái gì?”…
Cầu Nhật Bản
Phố cổ Hội An
Phố Hiến xưa
Phố Hiến ngày nay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Yến Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)