Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI-XVIII

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thùy Trang | Ngày 10/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI-XVIII thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM
HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Nhà Mạc được thành lập trong hoàn cảnh nào? Sau khi nhà mạc lên cầm quyền đã thi hành các chính sách gì? Trong thời gian cầm quyền nhà Mạc gặp khó khăn gì?
2. Nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn là gì?
Welcom
GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 10
Bài 22:
TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII
Giáo viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thùy Trang
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI-XVIII
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
3. Sự phát triển của thương nghiệp
4. Sự hưng khởi của các đô thị
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI-XVIII
Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI: nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần ổn định.
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI-XVIII
Em hãy nêu những biểu hiện của sự phát triển nông nghiệp trong giai đoạn từ nửa sau thế kỉ XVII.
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI-XVIII
Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI: nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần ổn định.
Biểu hiện:
+ Ruộng đất ở cả hai Đàng mở rộng, nhất là Đàng Trong.
+ Thủy lợi được củng cố.
+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.
+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI-XVIII
Vì sao nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển hơn nông nghiệp Đàng Ngoài?
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI-XVIII
Hạn chế của sự phát triển nông nghiệp giai đoạn này là gì?
1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI-XVIII
Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI: nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần ổn định.
Biểu hiện:
+ Ruộng đất ở cả hai Đàng mở rộng, nhất là Đàng Trong.
+ Thủy lợi được củng cố.
+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.
+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
Em hãy nêu những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp đương thời.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
Chân đèn gốm hoa lam cuối thế kỉ XVI
Là loại gốm có xương trắng mịn, độ nung cao, phủ men trắng bóng, vẽ hoa văn màu xanh.
Xuất hiện từ cuối thế kỉ XIV, phát triển tới đỉnh cao trong các thế kỉ tiếp theo.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
Nghề thủ công truyền thống (dệt, làm đồ gốm, sứ…) tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao.
Một số nghề mới xuất hiện: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
Các làng nghề xuất hiện ngày càng nhiều.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
Em hãy kể tên một số làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
Nghề thủ công truyền thống (dệt, làm đồ gốm, sứ…) tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao.
Một số nghề mới xuất hiện: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
Các làng nghề xuất hiện ngày càng nhiều.
Ngành khai mỏ phát triển ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài.
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
Kinh doanh thủ công nghiệp thời kì này có nét gì mới?
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
Nghề thủ công truyền thống (dệt, làm đồ gốm, sứ…) tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao.
Một số nghề mới xuất hiện: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
Các làng nghề xuất hiện ngày càng nhiều.
Ngành khai mỏ phát triển ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài.
Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập .
phường hội
2. Sự phát triển của thủ công nghiệp
Em có nhận xét gì về sự phát triển của thủ công nghiệp đương thời?
3. Sự phát triển của thương nghiệp
Thương nghiệp phát triển mạnh ở cả hai Đàng.
Em hãy cho biết tình hình nội thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII.
3. Sự phát triển của thương nghiệp
a) Nội thương
3. Sự phát triển của thương nghiệp
Ở các thế kỉ XVI-XVIII, buôn bán trong nước ngày càng phát triển.
Biểu hiện:
+ Chợ làng, chợ phủ, chợ huyện mọc lên khắp nơi.
+ Một số làng buôn và trung tâm buôn bán xuất hiện.
+ Việc trao đổi buôn bán giữa các vùng được đẩy mạnh.
+ Buôn bán lớn (buôn chuyến bằng thuyền) xuất hiện nhưng chưa phát triển.
a) Nội thương
Nguyên nhân nào thúc đẩy nội thương phát triển?
3. Sự phát triển của thương nghiệp
a) Nội thương
Em hãy nêu tình hình ngoại thương nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII.
3. Sự phát triển của thương nghiệp
b) Ngoại thương
3. Sự phát triển của thương nghiệp
b) Ngoại thương
Thương cảng Hội An (Tranh vẽ cuối thế kỉ XVIII)
Quan sát hình này em có nhận xét gì về thương cảng Hội An?
3. Sự phát triển của thương nghiệp
Trong các thế kỉ XVI-XVIII, ngoại thương phát triển mạnh.
Biểu hiện:
+ Nhiều nước đến buôn bán với nước ta (thương nhân châu Á, châu Âu).
+ Các mặt hàng buôn bán phong phú:
• Họ mua tơ lụa, đồ gốm…
• Họ bán vũ khí, len dạ, đồ sứ…
b) Ngoại thương
3. Sự phát triển của thương nghiệp
b) Ngoại thương
Nguyên nhân nào thúc đẩy ngoại thương phát triển?
3. Sự phát triển của thương nghiệp
b) Ngoại thương
Theo em, sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?
3. Sự phát triển của thương nghiệp
b) Ngoại thương
Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái của nền ngoại thương?
3. Sự phát triển của thương nghiệp
b) Ngoại thương
Câu hỏi về nhà:
Vì sao càng về các thế kỉ sau, nhà nước lại càng hạn chế ngoại thương?
4. Sự hưng khởi của các đô thị
Em hãy kể tên các đô thị của nước ta được hình thành trong các thế kỉ XVI-XVIII.
4. Sự hưng khởi của các đô thị
Chợ Đồng Xuân
4. Sự hưng khởi của các đô thị
Phố Hàng Bè
4. Sự hưng khởi của các đô thị
Phố Lò Rèn
Bức tranh mô phỏng đô thị Phố Hiến xưa
4. Sự hưng khởi của các đô thị
4. Sự hưng khởi của các đô thị
- Trong các thế kỉ XVI-XVIII, nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển hưng thịnh.
Thăng Long là đô thị lớn của cả nước.
Những đô thị mới như Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà trở thành nơi buôn bán sầm uất.
Hội An
Kẻ Chợ
Phố Hiến
Thanh Hà
Quan sát lược đồ bên, em có nhận xét gì về vị trí địa lí của các đô thị?
4. Sự hưng khởi của các đô thị
Sự hưng khởi của các đô thị có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế nước ta?
4. Sự hưng khởi của các đô thị
Nguyên nhân nào dẫn tới sự suy tàn của các đô thị?
4. Sự hưng khởi của các đô thị
- Trong các thế kỉ XVI-XVIII, nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển hưng thịnh.
- Thăng Long là đô thị lớn của cả nước.
- Những đô thị mới như Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà trở thành nơi buôn bán sầm uất.
- Từ đầu thế kỉ XIX, các đô thị suy tàn dần (trừ Thăng Long).
CỦNG CỐ
Ở các thế kỉ XVI-XVIII, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mới, phồn thịnh:
- Thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không có điều kiện chuyển hóa sang phương thức sản xuất mới.
- Sự phát triển của ngoại thương, đô thị đã đưa nước ta tiếp cận với nền kinh tế thế giới.
- Do hạn chế của chế độ phong kiến, của giai cấp thống trị, đến cuối thế kỉ XVIII, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Học bài cũ, chuẩn bị bài 23.
Sưu tầm hình ảnh, tiểu sử Quang Trung, thơ ca của người đương thời nói về Quang Trung.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)