Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)
Chia sẻ bởi lê thị nguyên thảo |
Ngày 10/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần: 22
Tiết: 22
BÀI 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
( Thế kỉ XVI- XVIII)
1.Kiến thức :
- Tìm hiểu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh.
- Biết được hậu quả của các cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước.
2. Kĩ năng:
- Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ sự đoàn kết thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.
- Giáo dục môi trường thông qua phong trào đấu tranh nông dân ở thế kỉ XVI-XVIII
I/ Chuẩn bị:
Phương pháp:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp hệ thống câu hỏi
- Phương pháp sử dụng lược đồ
2. Đồ dùng dạy học:
- GV: lược đồ Đại Việt thế kỉ XVI-XVII
- HS: sách giáo khoa
II/ Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
Câu 1:Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI?
Câu 2: Phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI có ý nghĩa gì?
3. Bài mới
Giảng: Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI chỉ là những bước mở đầu cho sự chia cắt kéo dài, chiến tranh liên miên mà nguyên nhân chính là sự xung đột giữa các tập đoàn phong kiến thống trị.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 : Chiến tranh Nam – Bắc triều (15p)
GV: sự suy yếu của nhà Lê đã thể hiện như thế nào?
HS: triều đình phong kiến rối loạn, các phe phái liên tục chém giết nhau.
GV: hãy nêu nguyên nhân nào dẫn đến sự thành lập nhà Mạc? HS: Mạc Đăng Dung là một võ quan dưới triều Lê lợi dụng xung đột giữa các phe phái và trở thành tể tướng (1527), sau đó cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc -> Bắc Triều.
GV: Nam Triều được hình thành như thế nào?
HS: năm 1533 Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hóa lập nên Nam Triều.
GV: mối quan hệ giữa hai tập đoàn phong kiến này như thế nào?
HS: mâu thuẫn gay gắt dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ và kéo dài hơn 50 năm. Diễn ra ở Thanh Nghệ Tĩnh và kéo dài ra Bắc.
GV: Cuộc chiến tranh đã để lại hậu quả gì cho nhân dân?
HS: gây thiệt hại lớn về người và của: nhiều người bị bắt lính, bắt phu, mùa màng bị tàn phá, bỏ hoang, dịch bệnh…
GV: Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh này?
HS: Cuộc chiến tranh phi nghĩa
Hoạt động 2 : Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài: (15p)
GV: sau chiến tranh Nam – Bắc triều tình hình nước ta có gì thay đổi?
HS: năm 1545 Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền.
VG: Đàng Trong được hình thành như thế nào?
HS: Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa – Quảng Nam xây dựng cơ sở để đối địch với họ Trịnh.
GV: Đàng Trong – Đàng Ngoài do ai cai quản?
HS: Đàng Ngoài do họ Trịnh xưng vương gọi là Chúa Trịnh - Đàng Trong nhà Nguyễn cai quản.
GV: cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn tới kết quả gì?
HS: trong gần nữa thế kỉ họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau 7 lần, Quảng Bình và Nghệ An trở thành chiếntrường ác liệt nhất. Cuối cùng cả hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới, một dải đất dài từ Nghệ An đến Quảng Bình là chiến trường khốc liệt, dân ở hai bên bờ sông gianh phải chuyển đi nơi khác. Sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài 200 năm gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hóa làm suy giảm tiềm lực đất nước
GV: cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã đem lại những hậu quả như thế nào?
HS: đất nước bị chia cắt, nhân dân đói khổ, li tán
GV: em hãy cho biết tính chất của cuộc chiến tranh? HS: cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị trong phong kiến đã dẫn tới sự chia cắt 2 miền đất nước.
GV: em có nhận xét gì về tình hình chính trị xã hội ở nước ta thế kỉ XVI - XVIII?
HS: không ổn định, thường xuyên thay đổi chính quyền, chiến tranh liên tiếp xảy ra, đời sống nhân
Tiết: 22
BÀI 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
( Thế kỉ XVI- XVIII)
1.Kiến thức :
- Tìm hiểu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh.
- Biết được hậu quả của các cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước.
2. Kĩ năng:
- Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ sự đoàn kết thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.
- Giáo dục môi trường thông qua phong trào đấu tranh nông dân ở thế kỉ XVI-XVIII
I/ Chuẩn bị:
Phương pháp:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp hệ thống câu hỏi
- Phương pháp sử dụng lược đồ
2. Đồ dùng dạy học:
- GV: lược đồ Đại Việt thế kỉ XVI-XVII
- HS: sách giáo khoa
II/ Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 5p
Câu 1:Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI?
Câu 2: Phong trào khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI có ý nghĩa gì?
3. Bài mới
Giảng: Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI chỉ là những bước mở đầu cho sự chia cắt kéo dài, chiến tranh liên miên mà nguyên nhân chính là sự xung đột giữa các tập đoàn phong kiến thống trị.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1 : Chiến tranh Nam – Bắc triều (15p)
GV: sự suy yếu của nhà Lê đã thể hiện như thế nào?
HS: triều đình phong kiến rối loạn, các phe phái liên tục chém giết nhau.
GV: hãy nêu nguyên nhân nào dẫn đến sự thành lập nhà Mạc? HS: Mạc Đăng Dung là một võ quan dưới triều Lê lợi dụng xung đột giữa các phe phái và trở thành tể tướng (1527), sau đó cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc -> Bắc Triều.
GV: Nam Triều được hình thành như thế nào?
HS: năm 1533 Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hóa lập nên Nam Triều.
GV: mối quan hệ giữa hai tập đoàn phong kiến này như thế nào?
HS: mâu thuẫn gay gắt dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ và kéo dài hơn 50 năm. Diễn ra ở Thanh Nghệ Tĩnh và kéo dài ra Bắc.
GV: Cuộc chiến tranh đã để lại hậu quả gì cho nhân dân?
HS: gây thiệt hại lớn về người và của: nhiều người bị bắt lính, bắt phu, mùa màng bị tàn phá, bỏ hoang, dịch bệnh…
GV: Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh này?
HS: Cuộc chiến tranh phi nghĩa
Hoạt động 2 : Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài: (15p)
GV: sau chiến tranh Nam – Bắc triều tình hình nước ta có gì thay đổi?
HS: năm 1545 Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền.
VG: Đàng Trong được hình thành như thế nào?
HS: Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa – Quảng Nam xây dựng cơ sở để đối địch với họ Trịnh.
GV: Đàng Trong – Đàng Ngoài do ai cai quản?
HS: Đàng Ngoài do họ Trịnh xưng vương gọi là Chúa Trịnh - Đàng Trong nhà Nguyễn cai quản.
GV: cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn tới kết quả gì?
HS: trong gần nữa thế kỉ họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau 7 lần, Quảng Bình và Nghệ An trở thành chiếntrường ác liệt nhất. Cuối cùng cả hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới, một dải đất dài từ Nghệ An đến Quảng Bình là chiến trường khốc liệt, dân ở hai bên bờ sông gianh phải chuyển đi nơi khác. Sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài 200 năm gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hóa làm suy giảm tiềm lực đất nước
GV: cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã đem lại những hậu quả như thế nào?
HS: đất nước bị chia cắt, nhân dân đói khổ, li tán
GV: em hãy cho biết tính chất của cuộc chiến tranh? HS: cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị trong phong kiến đã dẫn tới sự chia cắt 2 miền đất nước.
GV: em có nhận xét gì về tình hình chính trị xã hội ở nước ta thế kỉ XVI - XVIII?
HS: không ổn định, thường xuyên thay đổi chính quyền, chiến tranh liên tiếp xảy ra, đời sống nhân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: lê thị nguyên thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)