Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)
Chia sẻ bởi Đặng Việt Hà |
Ngày 10/05/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Môn dạy: Lịch sử Ngày soạn: 18/1/2018
Lớp dạy: 7H, 7A Ngày dạy: 3/2/2018
CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVII
Tiết 47: Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (THẾ KỶ XVI – XVIII)
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh nắm được
1. Kiến thức:
- Bức tranh tổng quát về chính trị, xã hội Việt Nam ở các thế kỷ XVI - XVIII: Sự sa đọa của triều đình phong kiến, những phe phái dẫn đến mâu thuẫn, xung đột, tranh giành quyền lợi ngày càng gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị.
- Phong trào khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỷ XVI.
2. Kĩ năng:
- Biết đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình phong kiến nhà Lê (kể từ thế kỷ XVI), nhận xét đánh giá tình hình.
- Xác định các địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.
3. Thái độ:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh của nhân dân.
- Hiểu được rằng: Sự phát triển thịnh vượng hay suy vong của một nhà nước là do ở lòng dân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.
- Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVI.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa và vở ghi.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp tường thuật
- Phương pháp thảo luận nhóm
IV. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề
V. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Trong lĩnh vực văn học, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ đã đạt được thành tựu nào?
3. Bài mới:
Dẫn vào bài mới: (1’)
Thế kỷ XV nhà Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt. Do đó, đây được coi là thời kỳ thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. Nhưng từ thế kỷ XVI trở đi, nhà Lê sơ bắt đầu suy yếu dần. Để hiểu rõ hơn về tình hình nhà Lê chúng ta cùng tìm hiểu qua chương mới Đại Việt ở các thế kỷ XVI - XVIII. Bài 22 Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỷ XVI - XVIII).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình triều đình nhà Lê (15p)
- Yêu cầu HS đọc mục 1 sách giáo khoa trang 105.
- Khái quát quá trình tồn tại và phát triển của triều đình nhà Lê: Trải qua các triều đại: Lê Thái Tổ - Triều đình phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định; Lê Thánh Tông - Triều đình phong kiến phát triển đến thời kì cực thịnh; Sang thế kỷ XVI, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực lên ngôi => Nhà Lê suy yếu dần.
- Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến triều đình nhà Lê suy yếu?
- Hỏi: Em có nhận xét gì về các vị vua triều đình nhà Lê thế kỷ XVI so với vua Lê Thánh Tông?
- Liên hệ mở rộng:
* Lê Uy Mục
Nhất là từ sau khi Uy Mục lên ngôi (1505), đây là một ông vua ăn chơi sa đọa, lại có tật nghiện rượu, hoang dâm và hiếu sát nên người đương thời gọi ông là “vua quỷ”. Có đoạn viết: “Từ khi lên ngôi, vua đêm nào cũng cùng cung nhân uống rượu vô độ. Khi rượu say thì giết cả cung nhân”. Bất chấp pháp luật, nhà vua dung túng cho bọn ngoại thích để chúng ngang nhiên hãm hại công thần, cướp bóc của dân. Chính sự ăn chơi sa đọa đi kèm với yếu kém về mặt đạo đức và nhân cách, đã dấy lên các phong trào khởi nghĩa của nông dân.
* Lê Tương Dực
Sau khi lật đổ được Lê Uy Mục, Lê Tương Dực lên ngôi, đặt niên hiệu là Hồng Thuận, lại tự xưng là Nhân Hải động chủ. Là một người thông minh, có tài thơ văn nhưng ông lại dần đi vào “vết xe đổ” của vị vua tiền nhiệm. Hơn 6 năm làm vua (1510 - 1516),
Lớp dạy: 7H, 7A Ngày dạy: 3/2/2018
CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVII
Tiết 47: Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (THẾ KỶ XVI – XVIII)
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh nắm được
1. Kiến thức:
- Bức tranh tổng quát về chính trị, xã hội Việt Nam ở các thế kỷ XVI - XVIII: Sự sa đọa của triều đình phong kiến, những phe phái dẫn đến mâu thuẫn, xung đột, tranh giành quyền lợi ngày càng gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị.
- Phong trào khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỷ XVI.
2. Kĩ năng:
- Biết đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình phong kiến nhà Lê (kể từ thế kỷ XVI), nhận xét đánh giá tình hình.
- Xác định các địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.
3. Thái độ:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh của nhân dân.
- Hiểu được rằng: Sự phát triển thịnh vượng hay suy vong của một nhà nước là do ở lòng dân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.
- Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVI.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa và vở ghi.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp tường thuật
- Phương pháp thảo luận nhóm
IV. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tự học
- Năng lực tự giải quyết vấn đề
V. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Trong lĩnh vực văn học, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ đã đạt được thành tựu nào?
3. Bài mới:
Dẫn vào bài mới: (1’)
Thế kỷ XV nhà Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt. Do đó, đây được coi là thời kỳ thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. Nhưng từ thế kỷ XVI trở đi, nhà Lê sơ bắt đầu suy yếu dần. Để hiểu rõ hơn về tình hình nhà Lê chúng ta cùng tìm hiểu qua chương mới Đại Việt ở các thế kỷ XVI - XVIII. Bài 22 Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỷ XVI - XVIII).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình triều đình nhà Lê (15p)
- Yêu cầu HS đọc mục 1 sách giáo khoa trang 105.
- Khái quát quá trình tồn tại và phát triển của triều đình nhà Lê: Trải qua các triều đại: Lê Thái Tổ - Triều đình phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định; Lê Thánh Tông - Triều đình phong kiến phát triển đến thời kì cực thịnh; Sang thế kỷ XVI, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực lên ngôi => Nhà Lê suy yếu dần.
- Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến triều đình nhà Lê suy yếu?
- Hỏi: Em có nhận xét gì về các vị vua triều đình nhà Lê thế kỷ XVI so với vua Lê Thánh Tông?
- Liên hệ mở rộng:
* Lê Uy Mục
Nhất là từ sau khi Uy Mục lên ngôi (1505), đây là một ông vua ăn chơi sa đọa, lại có tật nghiện rượu, hoang dâm và hiếu sát nên người đương thời gọi ông là “vua quỷ”. Có đoạn viết: “Từ khi lên ngôi, vua đêm nào cũng cùng cung nhân uống rượu vô độ. Khi rượu say thì giết cả cung nhân”. Bất chấp pháp luật, nhà vua dung túng cho bọn ngoại thích để chúng ngang nhiên hãm hại công thần, cướp bóc của dân. Chính sự ăn chơi sa đọa đi kèm với yếu kém về mặt đạo đức và nhân cách, đã dấy lên các phong trào khởi nghĩa của nông dân.
* Lê Tương Dực
Sau khi lật đổ được Lê Uy Mục, Lê Tương Dực lên ngôi, đặt niên hiệu là Hồng Thuận, lại tự xưng là Nhân Hải động chủ. Là một người thông minh, có tài thơ văn nhưng ông lại dần đi vào “vết xe đổ” của vị vua tiền nhiệm. Hơn 6 năm làm vua (1510 - 1516),
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Việt Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)