Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Thủy | Ngày 10/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp cùng các em học sinh
TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG
GV: NGUYỄN THU THỦY
Ảnh phác họa chân dung Lê Thái Tổ
VUA LÊ UY MỤC
(Ảnh phác họa)
Vua Lê Uy Mục ở ngôi từ năm 1505 đến năm 1509, đêm nào cũng cùng cung phi vui đùa uống rượu quá độ, khi rượu say thì giết cung phi…
Sách Đại Việt sử kí toàn thư cũng đã thẳng thắn viết về sự thất đức của Lê Uy Mục như sau: “Vua nghiện rượu, rất hiếu sát, lại thích ra oai và tàn hại tông thất, để mặc cho họ ngoại hoành hành, làm cho trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là Vua quỷ”
"Bạo chúa Lê Tuấn phận con thứ hèn kém, làm nhơ bẩn nghiệp lớn, lần nữa mới gần 5 năm mà tội ác đã đủ muôn khoé.Quan tước đã hết rồi mà vẫn thưởng tràn không ngớt, dân chúng đã cùng khốn còn vơ vét chẳng thôi. Vét thuế khoá từng cân lạng, tiêu tiền của như bùn đất, bạo ngược ngang với Tần Chính"
Trích lời hịch kể tội Uy Mục của Lương Đắc Bằng
"Xa hoa dâm dục quá độ, hình phạt nặng, thuế khoá nhiều, giết hết các thân vương, can qua xảy ra khắp nơi, người thời ấy gọi là vua lợn"
Trích lời bình của tác giả Đại Việt sử kí toàn thư
Dưới triều Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay Trịnh Duy Sản, các phe phái đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm. Lê Tương Dực cũng tỏ ra hung ác không kém Lê Uy Mục. Bấy giờ, nạn đói trầm trọng đang lan tràn nhiều nơi, Tương Dực vẫn huy động dân phu xây dựng nhiều cung điện tốn kém, phá đi phá lại nhiều lần. Quân lính, dân phu khổ sở vì lao dịch và bệnh tật, chết rất nhiều.
XÂY DỰNG LÂU ĐÀI
Đại điện - do vua Tương Dực cho xây dựng vào năm 1512.
Nguồn tranh ảnh minh họa lấy từ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” của Trần Bạch Đằng - Nhà xuất bản trẻ.
Minh họa cảnh vua quan ăn chơi sa đọa
Minh họa cảnh vua quan ăn chơi sa đọa
Minh họa cảnh xây dựng đền đài, cung điện tốn kém...
Minh họa: nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”…
Minh họa: giết hại các công thần (dưới triều vua Lê Uy Mục)
Ảnh phác họa chân dung Lê Uy Mục
Ảnh phác họa chân dung Lê Thái Tổ
Thảo luận nhóm 3’
Nhóm 1, 2,3: Vì sao đầu thế kỉ XVI nông dân nổi dậy khởi nghĩa.
3phút
Hạn hán, mất mùa
Nhân dân lâm vào cảnh đói khổ
- Năm 1512, đại hạn, trong nước đói to. Năm 1517, dân chết đói, thây nằm chồng chất lên nhau. Nhiều huyện thuộc hai trấn Hải Dương và Kinh Bắc ( Bắc Ninh, Bắc Giang), nạn đói càng dữ dội hơn
Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI
HảI Dương
Hưng hoá
Tam đảo
Thăng long
Sơn tây
Tân bình
Nghệ an
Thanh hoá
Thuận hoá
đông triều
Kinh bắc
Khởi nghĩa của Trần Tuân (1511)
Khởi nghĩa của Lê Hy, Trịnh Hưng (1512)
Năm 1515: khởi nghĩa của Phùng chương
Khởi nghĩa của Trần Cảo (1516)
Chùa Quỳnh Lâm nơi Trần Cảo dấy binh khởi nghĩa
1. Vì sao nhà nước thời Lê đầu thế kỉ XV rất thịnh trị mà sang thế kỉ XVI lại bị suy thoái nhanh chóng ?
A. Vua quan ăn chơi xa xỉ.
B. Nội bộ “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.
C. Quan lại địa phương “cậy quyền thế ức hiếp dân”, “dùng của như bùn đất”, “coi dân như cỏ rác”.
D.Các câu trên đều đúng.
2. Cuộc khởi nghĩa nào 3 lần tấn công Thăng Long có lần chiếm được kinh thành buộc vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa?
A. Khởi nghĩa Trần Tuân.
B. Khởi nghĩa Trần Cảo.
C. Khởi nghĩa Lê Hy.
D. Khởi nghĩa Phùng Chương.
Bài học đến đây kết thúc Xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo và các em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)