Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền ( I. Tình hình chính trị xã hội)

Chia sẻ bởi Trần Thị Diễm Thúy | Ngày 11/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền ( I. Tình hình chính trị xã hội) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG V
ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII

Tiết 47 . Bài 22
SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
(Thế kỷ XVI - XVIII)

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ XV về các mặt thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế. Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê ngày càng suy yếu trên các mặt chính trị - xã hội. Nguyên nhân và hậu quả.
- Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh đầu thế kỷ XVI.
2. Tư tưởng:
- Sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc và sự căm thù của các tầng lớp nhân dân làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
- Bồi dưỡng học sinh ý thức bảo vệ đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.
- Hiểu được nhà nước thịnh trị hay suy vong là do lòng dân.
3. Kỹ năng:
- Phân tích, đánh giá sự kiện.
- Xác định các địa danh và trình bày diễn biến trên bản đồ.
II. Phương tiện dạy học:
1. Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa đầu thế kỷ XVI.
2. Bảng phụ.
III. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức: 1phút
2. Kiểm tra bài cũ: 4phút
- Nêu những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt.
+ Là nhà quân sự, chính trị đại tài, cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đi đến thắng lợi, giành lại độc lập cho dân tộc.
+ Là nhà văn hóa lớn của dân tộc, với nhiều tác phẩm có giá trị “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”.
- Kể tên một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc thời Lê Sơ.
+ Nguyễn Trãi
+ Lê Thánh Tông.
+ Ngô Sĩ Liên
+ Lương Thế Vinh.
3. Giảng bài mới:
Thế kỷ XV, nhà Lê Sơ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt. Đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao. Nhưng từ đầu thế kỷ XVI trở đi, nhà Lê Sơ dần bước vào con đường suy yếu. Sự suy yếu của nhà Lê Sơ đã để lại hậu quả gì cho xã hội? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó qua nội dung bài học hôm nay.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về triều đình nhà Lê đầu thế kỷ XVI
a) Mục tiêu:
- Học sinh nắm được tình hình triều đình nhà Lê thế kỷ XVI, XVII, so sánh với giai đoạn thế kỷ XVI.
- Nguyên nhân và hậu quả của tình hình này.
b) Nội dung:

TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng

13 phút
GV: Tình hình nước ta vào thế kỷ XV dưới triều vua Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông như thế nào?
GV giải thích thêm: Nhà Lê sơ trải qua các triều đại:
-Lê Thái Tổ: triều đình phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định.
-Lê Thánh Tông: chế độ phong kiến đạt đến thời kì cực thịnh. Nền độc lập thống nhất đất nước được củng cố. Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.
“Đời Vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng muốn ăn”
GV: Vậy tình hình nước ta sang thế kỷ XVI như
thế nào?
GV: Gọi 1 HS đọc mục 1. Triều đình nhà Lê
GV: Giải thích các thuật ngữ.
- Ngoại thích: Những người họ hàng thân thích về bên nhà vợ.
- Công thần: Những người có công lớn với đất nước, thường được giữ chức quan cao cấp.
GV:Cho học sinh tiến hành thảo luận: “Em hãy nêu những nét chính về tình hình nhà Lê đầu thế kỷ XVI? Từ đó em rút ra nhận xét gì về triều đình
1. Triều đình nhà Lê:




- Thế kỷ XV thịnh đạt



TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng



nhà Lê giai đoạn này?”
- Về vua quan
- Về nội bộ triều đình.
HS: Tiến hành thảo luận trong 5 phút, trình bày theo sự tổ chức của giáo viên.
- Tình hình nhà Lê Sơ:
+ Vua quan không lo việc nước, chỉ hưởng lạc xa xỉ, hoang dâm vô độ. Xây dựng đền đài cung điện tốn kém.
+
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Diễm Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)