Bài 22. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX

Chia sẻ bởi Bùi Tá Cường | Ngày 24/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

ĐẶC ĐIỂM KHOA HỌC KỸ THUẬT
CỦA TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
A. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KHKT
- Ấn Thương (TK16 – 11 TCN), kỹ thuật luyện đồng đã khá phát triển.
- Xuân Thu (TK VI TCN), đã nắm được kỹ thuật luyện sắt.
- Tây Hán: luyện gang, thủy lợi, máy nước, làm thuyền, kiến trúc, chế tạo máy móc đơn giản, làm ngói, làm giấy, kim chỉ nam, dệt vai v.v.. đã phát triển toàn diện, dẫn đầu vượt xa thế giới.
- Tùy Đường: phát minh việc khắc bản in, mở ra một trang sử mới

- Tống Nguyên Minh Thanh:
 không mạnh mẽ rầm rộ như trước,
 song trên một số lĩnh vực cụ thể vẫn tiếp tục phát triển, không thua kém gì, thậm chí còn giữ vị trí dẫn đầu đi trước thế giới.
* Bốn phát minh lớn: (chủ yếu là từ thời Tống Nguyên trở về sau)
Thuốc súng
Kim nam châm
Kỹ thuật làm giấy
Kỹ thuật in
Các phát minh này truyền sang phương Tây và ảnh hưởng lớn toàn thế giới là tượng trưng cho sự đóng góp lớn lao vào nền văn minh tiến bộ nhân loại của TQ

B. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
(Tính ứng dụng, tính kinh nghiệm và tính tổng hợp)
1. Tính ứng dụng
Tính ứng dụng tức là mọi nhu cầu căn bản đều lấy nhà nước phong kiến (hoặc nhà nước chế độ nô lệ) làm tiền đề.
Tại sao? quan niệm về giá trị của Trung Quốc cổ đại
- Đức quý
- Nghệ hèn
- Đặc biệt là tách rời nhu cầu chính trị, kinh tế và văn hóa của giai cấp thống trị nên không tiến lên được.
 Chính trong tiền đề đặc biệt như vậy, KHKT truyền thống TQ đã để lại dấu ấn về mặt tính ứng dụng.

Dẫn chứng:
* Thiên văn học
Một là: việc nghiên cứu thiên văn cổ đại là công cụ phục vụ quản lý sản xuất: tính thời gian, sửa đổi ngày giờ, phục vụ cho thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
Trương Hành,
nhà thiên văn học nổi tiếng Trung Quốc thời cổ trung đại
Dẫn chứng:
* Thiên văn học
Hai là: việc nghiên cứu thiên văn là nhu cầu về chính trị của giai tầng thống trị cổ đại.
 Đó là dự đoán xã hội và hoàng gia điềm lành và điểm dữ, cái phúc, cái họa, người cầm quyền “khích lệ” việc nghiên cứu thiên văn.
 Thiên văn học cổ đại Trung Quốc không phải là thiên văn học thuần túy
 Coi trọng nông nghiệp hiển nhiên trở thành con đường trị nước qua các triều đại.
Mô hình phục chế của “hỗn thiên nghi” do Trương Hành phát minh
(Bảo tàng Cổ đại Bắc Kinh)
Khoa học địa lý
- Trung Quốc từ xưa biên cương rộng khắp, nhân khẩu đông đúc.
- Muốn dựng trung ương tập quyền và mưu cầu “cai trị lâu dài, an cư bền lâu”, cần thông thạo tình hình sông núi, biên chương, thủy lợi, hộ khẩu, phong tục của dân, sản vật..
 địa lý học ra đời và phát triển.

Mô hình phục chế “địa động nghi”
(Dụng cụ đo động đất do Trương Hành đời Hán phát minh)
Bốn phát minh lớn: là sản phẩm cần thiết của quốc gia:
- Nghề làm giấy, nghề in: giải quyết được hạn chế về không gian và thời gian, mở rộng nhu cầu giao lưu tin tức
- Thuốc súng: đẩy mạnh chiến tranh quân sự
- Kim chỉ nam: giao thông sông nước và sự nghiệp hải ngoại, đường biển.

Chú ý:
- Tuyệt đối phủ định tính ứng dụng là sai lầm.
- Nhấn mạnh quá mức tính ứng dụng lại thiếu khách quan, không thực tế.

 Quá coi trọng ứng dụng, mọi việc đều lấy ứng dụng làm chuẩn, dẫn đến việc xem nhẹ nghiên cứu lý luận, có thể tạo thành tầm nhìn nông cạn, hời hợt, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ việc nghiên cứu khoa học trống không rỗng tuếch.

Tính kinh nghiệm.
* Biểu hiện
- Không thấy được tính hệ thống, tính lý luận của tri thức khoa học kỹ thuật.
- Quen việc sao chép trực tiếp đối với kinh nghiệm thực tiễn và miêu tả trực quan đối với hiện tượng tự nhiên.

 Do đó: Những tri thức có được cứ dừng lại, giẫm chân mãi ở giai đoạn đầu, không nâng cao hoặc phát triển thêm về mặt lý luận.

Dẫn chứng:
* Trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp
Thời kỳ Bắc Ngụy: đã vạch ra được sơ đồ bằng đường nét sơ lược và hệ thống nông nghiệp cổ đại Trung Quốc.
Đời Minh: tổng kết trong cuốn Nông chính toàn thư của nhà khoa học nổi tiếng là Từ Quang Khải, hệ thống khoa học nông nghiệp của Trung Quốc trên thực tế mới xác lập được một cách cơ bản.
Sau đời Minh: Nhưng cũng do thói quen chỉ biết sao chép một cách trực quan những điều của người trước, rất ít tiến hành tìm tòi lý luận và phân tích khoa học, cho nên , lĩnh vực nông học trên đại thể cứ giẫm chân tại chỗ, cũng không tiến lên được tí nào.
Cuối thời kỳ phong kiến, nông học Trung Quốc đã dần dần tụt hậu, đến cận đại đành phải trông chờ phương Tây.

* Trong lĩnh vực địa lý học cũng có biểu hiện nổi bật.
Thí dụ:
- Lịch sử vẽ bản đồ đất nước của Trung Quốc cổ đại khá lâu đời, nhưng thời gian rất lâu lại dùng cách vẽ theo lối gạch ô truyền thống
- Đến năm 57 Khang Hy (1728) mới xuất hiện cách vẽ theo kinh vĩ tuyến như trong “Hoàng Hưng toàn lãm đồ”, đây lại là bức vẽ đầu tiên dùng phương pháp đo đạc thực tế và kinh vĩ tuyến trong lịch sử vẽ bản đồ Trung Quốc do Hiệp hội truyền giáo phương Tây thực hiện.

* Một là: việc hướng dẫn sai lầm của những người thống trị. “đức đặt lên trên hết, còn nghệ đặt dưới hết”, trọng luân lý, nhẹ khoa học kỹ thuật, thậm chí còn bị coi thường một cách hết sức phi lý.
- Các nhà khoa học, các nhà phát minh xưa phải chịu cảnh đối xử lạnh nhạt.
Nguyên nhân trong thời gian dài mang chủ nghĩa kinh nghiệm
+ Danh y Hoa Đà với những ẩn sĩ làm lính tráng,
+ Nhà phát minh nghề giấy Sái Luân đồng hàngvới hoạn quan
+ Người phát minh nghề in chữ rời Tất Thăng, tên tuổi không được đưa vào sử sách lưu truyền
Bức tranh cổ miêu tả cảnh Hoa Đà đang phẫu thuật cho Quan Vũ khi ông này vẫn đang ung dung đánh cờ
Hoa Đà (? – 208)
Hai là: sự am hiểu văn hóa của người làm công tác khoa học kỹ thuật thấp.
- Đội ngũ khoa học kỹ thuật không thiếu nhưng họ thuộc lớp người “ăn không ngồi rồi”có được tri thức khoa học kỹ thuật nhất định. Song, muốn nâng cao thêm về tính lý luận quả hết sức khó khăn.
- Bộ phận nhà nước quản lý sản xuất chỉ chú ý thực dụng, lấy hiệu quả làm đầu, không tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng nghiên cứu khoa học.
 Do vậy mà rất nhiều tri thức khoa học kỹ thuật sơ khởi muốn thăng hoa bước nấc thang cao hơn luôn gặp phải khó khăn trở ngại.

Tính tổng hợp.
a. Các nhà khoa học hợp nhất làm một:
- Văn sử bất phân, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có sự xâm nhập lẫn nhau, không có ranh giới thật rõ ràng.
- Các tài liệu văn hiến như chính sử, các sách thời cổ đại TQ thường là:
+ trên thì thiên văn,
+ dưới thì địa lý,
+ Ở giữa là nhân vật xã hội, bách gia chư tử, rồi nào là các chế độ điển chương, chim, thú, côn trùng, cá... bao gồm đủ các thứ, không tuân theo hệ thống nào cả.

Hệ thống các huyệt châm cứu trong đông y
Bàn tính Trung Hoa – đã đóng vai trò to lớn trong việc tính toán của người phương Đông trong suốt gần như toàn bộ thời cổ - trung đại.
- Từ Tùy chí về sau, sự phân loại các tủ sách phần nhiều chia làm bốn loại khá sơ sài: kinh, sử, tử, tập.
- Mãi đến cận đại, sau khi học hỏi mười kiểu phân loại phương Tây, phương pháp phân loại làm bốn cách của truyền thống mới có sự thức tỉnh.
- Ngoài ra, khoa học cổ đại Trung Quốc thường là dung hợp với triết học làm một, rất khó phân chia thật rành mạch đâu là khoa học, đâu là triết học.

Tính tổng hợp.
B. Các khoa học đều nhấn mạnh sự thống nhất.
- Y học cổ truyền thống là một điển hình nổi bật.
Theo các nhà y học Trung y thì thân thể con người là một thể thống nhất hữu cơ. Thể thống nhất ấy, lấy ngũ tạng (tim, phổi, tì, gan, thận) làm trung tâm, từ đó hình thành năm hệ thống lớn, các phần trong cơ thể được liên kết làm thành một bởi năm hệ thống ấy.
- Các lĩnh vực khác cũng tương tự như thế.

Ví dụ:
 Thiên văn học cổ đại Trung Quốc, địa lý học v.v.. cũng đều hợp nhất với lý luận quản lý xã hội, với kỹ thuật, thể hiện sự thống nhất hữu cơ giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
 Trong lĩnh vực kỹ thuật cổ đại cũng thể hiện tính tổng hợp nổi bật. Kim chỉ nam, thuật làm giấy, thuốc súng, nghề in v.v.. Các phát minh lớn này đều là những phát minh mang tính chỉnh thể vĩ quan.

Nhận xét:
* Điểm mạnh: Sở trường về năng lực tổng hợp đã khiến cho Trung Quốc trở thành quê hương của bốn phát minh lớn.
* Nhược điểm:
- Engels trong cuốn Chống During đã chỉ ra rằng: “khoa học tự nhiên chân chính phải đợi đến sau thế kỷ 15 mới bắt đầu, từ đó nó phát triển ngày một nhanh. Phân chia giới tự nhiên thành các bộ phận, phân chia các quá trình và các sự vật của giới tự nhiên thành các loại khác nhau, tiến hành nghiên cứu theo các hình thái giải phẫu đủ loại đủ dạng của các vật thể hữu cơ, đó là điều kiện cơ bản tạo nên sự phát triển to lớn trong việc nhận thức giới tự nhiên gần 400 năm lại đây”.
Bản đồ các tinh tú thời Tống năm 1092
Bản đồ các tinh tú thời Thanh
Lưu Huy
Nhà toán học nổi tiếng thời Hán
Một trang trong “Cửu chương toán thuật” do Lưu Huy và sau này là Tổ Xung Chi biên soạn, chỉnh lí
THẢO LUẬN

1. Tại sao KHKT thời phong kiến phát triển ?

2. Thời kỳ tiếp sau tại sao không phát triển ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Tá Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)