Bài 22. Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi

Chia sẻ bởi Đon Văn Đông | Ngày 11/05/2019 | 323

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

chương II: chăn nuôi - thuỷ sản đại Cương.
Tiết19: quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
*Hiểu và trình bày được khái niệm về sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
* Phân biệt được đặc điểm và vai trò của quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
* Biết vận dụng kiến thức được học vào thực tế chăn nuôi ở gia đình, địa phương.
I: khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi .
1: khái niệm về sự sinh trưởng
VD
* gà con mới nở nặng 30g
+ gà con 56 ngày tuổi nặng 80g
+ một năm tuổi nặng 3000g
*lợn móng cái mới sinh nặng 0,5kg
+ cai sữa 15kg
+ trưởng thành 70kg
Em có nhận xét gì về khối lượng, kich thước cơ thể của gà lợn và chó trong các ví dụ trên?
Gà, chó, lợn đều tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể.
Các đặc điểm trên biểu thị sự sinh trưởng, sinh trưởng là gì?
Là sự tăng lên về khối lượng, chiều dài, chiều cao, chiều ngang, các bộ phận, cơ quan và cơ thể vật nuôi


Sự sinh trưởng diễn ra liên tục do tb phân sinh của các mô liên tục nguyên phân làm số lượng tế bào tăng lên và các cơ quan sẽ lớn lên và dài ra.
Vậy sự sinh trưởng làsự tăng lên về khối lượng, thể tích các bộ phận, cơ quan và cơ thể vật nuôi .
2: khái niệm về phát dục:
VD1: khi còn nhỏ gà trống chưa biết gáy, chưa có cựa đến lúc trưởng thành gà trống biết gáy, mào , cựa.
VD 2: Chân tay của động vật khi nhỏ thì mền lớn lên cứng cáp, khi già xương của động vật lại dòn và rễ gãy.

I: khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi .
1: khái niệm về sự sinh
2: khái niệm về phát dục
Em có nhận xét gì về gà, chân tay của động vật trong hai vd trên?
Gà có sự chất lượng bên trong.
chân tay của động vật cũng có sự thay đổi về lượng Ca bên trong cho nên chân tay động vật cứng hơn.
VD3: giao tử khi thụ tinh -> hợp tử phân chia các mô.., mô cơ, mô máu tế bào gan, tế bào sinh dục . để hình thành lên các cơ quan của con
Xét vd3 sự phát dục bắt đầu khi nào?
Sự phát dục bắt đầu khi hợp tử được hình thành đến lúc chết.
Các đặc điểm đó là sự thay đổi của quá trình phát dục ở động vật, vậy quá trình phát dục là gì?
Quá trình phát dục là quá trình biến đổi chất lượng các bộ phận trong cơ thể con vật, bắt đầu từ khi bào thai hình thành có sự phân hoá tế bào để tạo ra các bộ phận, các cơ quan của cơ thể, qua các thời kì hoàn thiện cơ quan để thức hiện các chức năng sinh lí như cơ quan sinh dục, tuyến nội tiết, thần kinh, xương.

I: Quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
1, quy luật phát dục theo giai đoạn .
xét các vd sau:
các giai đoạn phát triển của gà:
phôi trong trứng->phát triển phôi khi ấp trứng ( 21 ngày ) ->gà con (6tuần) -> gà dò 4- 14 tuần -> gà trưởng thành -> già cỗi.
Các giai đoạn phát triển của cá:

Thời kì phôi
Cá bột
Cá hương
Cá giống
Cá trưởng thành
Cá già
Em nhận xét gì về sự sinh trưởng, phát dục qua các giai đoạn sinh trưởng?
Mỗi giai đoạn trong chu kì sống của vật nuôi có những đặc điểm riêng và mỗi giai đoạn có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau.
biết được các đặc diểm trong các giai đoạn phát triển ta phải làm gì để tăng năng xuất cao?
Dựa vào các đặc điểm để có chế độ thứ ăn, chăm sóc, quản lí thích hợp vật nuôi mới phát triển tốt.
II: Quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
1, quy luật phát dục theo giai đoạn .
2: quy luật phát dục không đồng đều.
VD: trong thời kỳ mang thai khối lượng thai giai đoạn đầu sinh trưởng va fphát dục chậm., giai đoạn sau sinh trưởng và phát dục nhanh.
Em có nhận xét gì về vd trên?
Trong cùng một giai đoạn sự sinh trưởng và phát dục không đều.
học sinh nghiên cứu SGK cho biết nội dung quy luật là gì?
Các bộ phận cơ thể vật nuôi và bản thân cơ thể vật nuôi trong quá trình sinh trưởng phát dục diễn ra đồng thời nhưng không đều, có thời kì phát triển mạnh có thời kì phát triển chậm. cùng một thời kì có bộ phận sinh trưởng chậm có bộ phận sinh trưởng nhanh, thời kì khác có thể ngược lại.
Vì sao cần nắm được quy luật sinh trưởng, phát dục không đều?
Vì nắm được quy luật này thì chúng ta có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với vật nuôi và đem lại hiệu quả kinh tê cao
I: Quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
1, Quy luật phát dục theo giai đoạn .
2: Quy luật phát dục không đồng đều.
3: Quy luật phát dục theo chu kì
Vd1: ban ngày vật nuôi hoạt động nhiều trao đổi chất tăng, đêm ít vận động trao đổi chất ít.
Vd2: Khi vật nuôi bình thường ăn uống mạnh trao đổi chất tăng, khi vật nuôi động dục thì ăn ít hơn trao đổi chất giảm.
Em có nhận xét gì về vật nuôi qua 2 vd trên?
Vật nuôi trao đổi chất mang tính chu kỳ.
học sinh nghiên cứuSGK cho biết nội dung quy luật là gì?
- cơ thể vật nuôi luôn thể hiện tính chu kì. trong quá trình sinh trưởng phát dục của vật nuôi như nhịp tim, nhịp thở, trạng thái hưng phấn, ức chế, chu kì trao dổi chất ngày đêm, quá trình động dục.
Trong chăn nuôi, nếu hiểu rõ quy luật này, người chăn nuôi có thể điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi để thu được nhiều lợi ích kinh tế.
III: các yếu tố ảnh hưởng đến phát dục.




















Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi (a) và Cá (b)
Đặc điểm di truyền của giống
Tính biệt tuổi
Đặc điểm cá thể
Trạng thái sức khoẻ
Sự sinh trưởng,
Phát dục của
vật nuôi
Thức ăn
Chăm sóc
Quản lí
Môi trường sống
của vật nuôi
Đặc điểm di truyền của giống
Tính biệt tuổi
Đặc điểm cá thể
Trạng thái sức khoẻ
Sự sinh trưởng,
Phát dục của

Thức ăn nhân tạo
Thức ăn tự nhiên
Chăm sóc
Quản lí
Môi trường nuôi cá
Thức ăn nhân tạo
III: các yếu tố ảnh hưởng đến phát dục.
quan sát hình 22.3 cho biết vật nuôi, cá sinh trưởng phát dục phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Yếu tố di truyền, đặc điểm cá thể, trạng thái sức khoẻ.
thức ăn, quản lý, môi trường sống của vật nuôi.
Do vậy yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi được chia thành 2 loại:
+ yếu tố bên trong: đặc điểm di truyền
+ yếu tố bên ngoài: thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc.
Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao cần chú ý những yếu tố nào?
những yếu tố cần chú ý trong chăn nuôi
+giống (di truyền)
+yếu tố ngoại cảnh (thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc môi trường).
củng cố bài tập về nhà:
+qua bài các em nắm được khái niệm về sinh trưởng và phát dục, các quy luật sinh trưởng phát dục và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục.
+ về nhà học bài cũ và trả lời câu hỏi SGK.
+ đọc trước bài mới.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đon Văn Đông
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)