Bài 22. Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi

Chia sẻ bởi Phạm Thị Luyên | Ngày 11/05/2019 | 235

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 2: CHĂN NUÔI, THUỶ SẢN ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG 2: CHĂN NUÔI, THUỶ SẢN ĐẠI CƯƠNG
Làm sao để nhanh lớn
đây nhỉ?
Bài 22: Quy luật sinh trưởng,
phát dục của vật nuôi
Xem ai cao hơn nào
Trứng
Khối lượng: 30g
Gà con
Khối lượng: 300g
Trưởng thành
Khối lượng: 3000g
Các giai đoạn phát triển của gà
Quan sát gà con và gà trưởng thành
có gì khác nhau?

KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT DỤC

Sự phát triển
của cơ
thể vật nuôi


Sinh trưởng:
Tăng lên về khối lượng,
kích thước cơ thể


Phát dục:
Phân hóa để tạo ra các
cơ quan, bộ phận cơ thể
Hoàn thiện, thực hiện
các chức năng sinh lý

Cơ thể vật nuôi:
Lớn lên
Hoàn chỉnh:
+ Về cấu tạo
+ Về chức
năng sinh lý

Sơ đồ về vai trò của sinh trưởng, phát dục ở vật nuôi.
Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
Sinh trưởng và phát dục là 2 mặt của quá trình phát triển cơ thể vật nuôi. Hai quá trình này xảy ra liên tục, song song và hỗ trợ nhau. Sinh trưởng làm cho khối lượng con vật tăng lên, tạo điều kiện cho vật nuôi phát dục, hoàn thiện chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể. Nhờ 2 quá trình này mà cơ thể con vật lớn lên, trưởng thành, già rồi chết.

II. Quy luật sinh trưởng và phát dục
Quy luật
sinh trưởng
và phát dục
Không đồng đều
Quy luật
sinh trưởng
và phát dục
theo giai đoạn



Quy luật
sinh trưởng
và phát dục
theo chu kỳ

Các quy luật
sinh trưởng
và phát dục

Quan sát các giai đoạn phát triển của cá
cho biết đặc điểm nào mang tính quy luật?
2.1. Quy luật sinh trưởng phát triển theo giai đoạn
Vòng đời của cá
Cá bột

Hợp tử
Cá thương
phẩm

Cá giống

Cá hương
Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn



sự sinh trưởng, phát dục mỗi cá thể đều phải trải qua mỗi giai đoạn khác nhau, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau, mỗi thời kì cơ thể vật nuôi được tăng thêm về kích thước khối lượng và hoàn chỉnh dần.
Cách cho ăn uống, nuôi dưỡng phải phù hợp với từng giai đoạn của vật nuôi sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.
Thời kỳ tiền phôi.
Thời kỳ phôi
- Thời kỳ thai.
Các giai đoạn phát triển
của vật nuôi
Giai đoạn phôi thai
Giai đoạn phôi thai chia làm 3 thời kì: Thời kì phôi, thời kì tiền thai và thời ki bào thai.
Thời kì phôi: từ khi trứng được thụ tinh, trở thành hợp tử. Chất dinh dưỡng cung cấp cho phôi là noãn hoàng của trứng
Thời kì tiền thai: Hợp tử bám vào niêm mạc tử cung. Chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ qua tuần hoàn máu
Thời kì bào thai: Là thời kì cuối của giai đoạn phôi thai (thời kì này kích thước, khối lượng của thai tăng rất nhanh).
Giai đoạn sau phôi thai
Thời kì bú sữa: Từ khi gia súc sinh ra đến khi cai sữa. Vật chịu tác động của môi trường bên ngoài, cơ quan chức năng cơ thể chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém.
Thời kì thành thục: Từ lúc con vật cai sữa đến thành thục về tính, thời kì này sinh trưởng, phát dục xảy ra mạnh mẽ.
Thời kì trưởng thành: là thời kì cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh
Thời kì già cỗi: Cơ thể suy yếu, giảm khả năng sản xuất.
2.1. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn
Tạo ra các
bộ phận cơ thể
Tăng kích thước
khối lượng
các bộ phận
cơ thể
Hoàn thiện
cơ thể
Tăng nhanh
khối lượng
kích thước, thể
tích của cơ thể
PD mạnh
và nhanh
ST mạnh
và nhanh
Phát dục
chậm
Sinh trưởng
nhanh
Giai đoạn ST- PD
trong cơ thể mẹ
Giai đoạn ST- PD
ngoài cơ thể mẹ
Quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn
2.2. Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều
II. QUY LUẬT SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT DỤC
Bê có dáng cao chân hơn dài thân, bò có dáng dài thân hơn cao chân.
Khi nhỏ xương phát triển mạnh hơn khi trưởng thành.
2.2. Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều
Trong quá trình phát triển của vật nuôi, diễn ra đồng thời nhưng không đồng đều. Tuỳ từng thời kỳ, có lúc sinh trưởng nhanh, phát dục chậm và ngược lại.
Ví dụ: sự phát triển bộ xương gia súc có móng như trâu, bò, lợn…Tốc độ phát triển các xương ngoại vi (xương bả vai, xương chi) ở giai đoạn phôi thai nhanh hơn giai đoạn sau phôi thai. Ngược lại xương sống, xương sườn tốc độ phát triển nhanh ở giai đoạn sau khi con vật được sinh ra.

2.2. Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều
Chu kỳ động dục
của vật nuôi
II. QUY LUẬT SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT DỤC
3. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kỳ
Các hoạt động sinh lý, các quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra lúc tăng, lúc giảm có tính chu kỳ. Tính chu kỳ thể hiện trong quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi như: nhịp tim, nhịp thở, trạng thái hưng phấn ức chế, chu kỳ trao đổi chất ngày đêm, quá trình động dục,…

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC
Thức ăn
Sự sinh trưởng
phát, dục
của vật nuôi
Chăm sóc
Quản lý
Môi trường sống
của vật nuôi

Đặc tính di truyền
của giống
Tính biệt, tuổi
Đặc điểm của cá thể
Trạng thái sức khỏe

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.
Yếu tố bên trong
Yếu tố bên ngoài

=
+
Hiệu quả
chăn nuôi
Giống
vật nuôi
Kỹ thuật
chăn nuôi
Làm thế nào để hạn chế được những tác động
có hại tăng cường tác động có lợi
đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
để nâng cao năng suất chăn nuôi?

Xin chân thành cảm ơn
các thầy giáo, cô giáo
và các bạn.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Luyên
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)