Bài 22. Phương pháp tả người

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Cư | Ngày 21/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Phương pháp tả người thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:


Phương pháp
tả người

Người thực hiện: Nguyễn Văn Cư
Tiết 19. Ôn luyện Tập làm văn:
Tiết 19:¤n luyÖn tËp lµm v¨n.
phương pháp tả người
I.Kiến thức cơ bản.
*Muốn tả người cần:
Xác định đối tượng miêu tả;
Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự;
*Bố cục của bài văn tả người thường có ba phần:
Mở bài: giới thiệu người được tả;
Thân bài: tập trung tả các chi tiết theo một thứ tự;
Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về đối tượng đó;
Lưu ý :
- Khi miêu tả Nhân vật kết hợp với hành động ta sử
dụng nhiều động từ.
- Khi miêu tả chân dung nhân vật ta sử dụng nhiều
tính từ, ít động từ.
II. Luyện tập:
1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1.Chi tiết nào sau đây không phù hợp khi miêu tả một em bé chừng 4 - > 5 tuổi ?
A. Mái tóc dài duyên dáng, thướt tha
B. Đôi mắt đen sáng, luôn mở to
C. Khuôn mặt bầu bĩnh.
Câu 2.Để làm bài văn miêu tả cần:
A. Xác định đối tượng cần tả.
B. Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu.
C. Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
D. Cả A, B, C đều đúng.
A.
D.
II. Luyện tập:
1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 3. Để miêu tả hình ảnh mẹ lúc em mắc lỗi, em sẽ chọn chi tiết nào sau đây?
A. Gương mặt rạng rỡ B. Nụ cười hiền dịu
C. ánh mắt lo âu. D.Lời nói ân cần, nhẹ nhàng độ lượng
Câu 4. Muốn tả người cần làm gì?
A. Quan sát lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần tả theo thứ tự nhất định
B. Chỉ cần miêu tả lại dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần miêu tả
C. Chỉ cần nói nên cảm nghĩ của mình về đối tượng cần miêu tả
D. Chỉ cần tái hiện được một nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả
D.
A.
II. Luyện tập:
1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 5. Trong phần thân bài của một bài văn tả người, người viết cần phải làm gì ?
A. Giới thiệu lai lịch người cần tả
B. Nêu những đánh giá của mình về người cần tả
C. Miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, hành động của người cần tả
C.
2. Bài tập nâng cao:
Bài tập 1
Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây:
b. Một cụ già cao tuổi.
Một em bé chừng 4 - 5 tuổi.
Bài tập 2
Viết đoạn văn miêu tả một em bé 4-5 tuổi, hoặc một cụ già
Cu Tí đang chập chững tập đi. hai bàn chân bấm xuống. Hai tay dang ra để giữ thăng bằng. Một bước. Hai bước. " Uỵch". Cu Tí khóc oà lên vì bị ngã. Mẹ vội đỡ Tí dậy, thơm một cái vào đôi má trắng hồng. Tí ta nhoẻn cười, nước mắt vẫn đọng trên mí. Hai bàn chân lại bấm xuống. Hai tay lại dang ra. Một bước... Hai bước ... Năm bước ... Mười bước. Tiếng vỗ tay cổ vũ của mọi người làm cho cu Tí càng phấn khởi.
Đoạn văn mẫu tả em bé đang tập đi
Giê häc cña chóng ta kÕt thóc t¹i ®©y.
HÑn gÆp l¹i tiÕt sau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Cư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)