Bài 22. Nhân hoá

Chia sẻ bởi Lê Minh An | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Nhân hoá thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Hà Nội - 03/2004
1
Tổ Văn - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Hà Nội - 03/2004
2
Kiểm tra bài cũ
Em hãy chỉ ra phép so sánh trong đoạn thơ dưới đây và cho biết tác dụng của phép so sánh ?
" Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng"
(Tế Hanh).
Đáp án: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
Tác dụng: Khẳng định tình cảm của tác giả với dòng sông da diết, nóng bỏng, mạnh mẽ như trưa nắng mùa hè.
Hà Nội - 03/2004
3

Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.

(Trần Đăng Khoa)

Đọc đoạn trích trong bài "Mưa"
Hà Nội - 03/2004
4

Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.

(Trần Đăng Khoa)
Hà Nội - 03/2004
5

Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.

(Trần Đăng Khoa)
Hà Nội - 03/2004
6

Nhân hoá là gọi hoặc tả những con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.
Hà Nội - 03/2004
7
So sánh 2 cách diễn đạt
Hà Nội - 03/2004
8
Trả lời
Cách 1: Hay hơn, người viết có sử dụng nhân
hoá làm cho sự vật trở nên gần gũi, thân mật
với con người, nó biểu hiện những suy nghĩ,
tình cảm của con người.

Cách 2: Chỉ có miêu tả và tường thuật.
Hà Nội - 03/2004
9
Tác dụng của nhân hoá
Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ghi nhớ 1: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn dược dùng để tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
10
Cái Chổi thấy rác, quét nhà
Anh Kim, chị Chỉ giúp bà vá may
Bạn Vở chép chữ cả ngày
Cô Mướp xoè lá, vươn tay leo giàn
Đồng hồ biết chỉ thời gian
Cái Rá vo gạo, cậu Than đốt lò
Chú Gà báo sáng "Ó ..o..."
Bác Cửa vội mở để cho Nắng vào
Mỗi người mỗi việc vui sao!
Bé ngoan làm được việc nào, Bé ơi!
Đọc bài thơ em thấy dấu hiệu nghệ thuật nào được dùng chủ yếu trong bài (Nhân hóa hay so sánh)?
Nhờ biện pháp nghệ thuật chủ yếu này mà em thấy những vật vô tri, vô giác ở đây như thế nào?
Hà Nội - 03/2004
11
Bài tập luyện
" Trăng ơi... Từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi?
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời".
Em hãy cho biết tác dụng cụ thể của nghệ thuật nhân hóa mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
Hà Nội - 03/2004
12
Trả lời
Có 2 tác dụng:
1. Vì trăng đẹp nên tác giả muốn gọi, muốn hỏi từ đâu tới (có sự quan tâm tìm hiểu).
2. Nhân hóa biến trăng từ nơi cao xanh xa xôi bỗng gần gũi như người bạn.
Hà Nội - 03/2004
13
Tìm các sự vật được nhân hóa trong các câu dưới đây ?
a. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Truyện ngụ ngôn)

b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép mới)
c. Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
(Ca dao)
Hà Nội - 03/2004
14
a. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Truyện ngụ ngôn)

b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép mới)
c. Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
(Ca dao)
Hà Nội - 03/2004
15
Qua 3 ví dụ trên em thấy có mấy kiểu nhân hóa ?
Ghi nhớ 2: Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp là:

1. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
3. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Hà Nội - 03/2004
16
LUYỆN TẬP
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Tác dụng: Gợi không khí lao động khẩn trương, phấn khởi của con người nơi bến cảng.
Bài tập 1.
Hà Nội - 03/2004
17
Bài tập 2
So sánh hai đoạn văn để tìm ra sự khác nhau trong cách diễn đạt.
Hà Nội - 03/2004
18
Trả lời
- Đoạn 1: Sử dụng nhiều phép nhân hóa nên sinh động, gợi cảm hơn.
Hà Nội - 03/2004
19
Bài tập 3: Hai cách viết dưới đây có gì giống và khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
Cách 1:
Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, dược tết săn lại, cuốn thành từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.
(Vũ Duy Thông).
Cách 2:
Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.
Hà Nội - 03/2004
20
Trả lời:
Giống nhau:
Tả cái chổi rơm.

Khác nhau:
Hà Nội - 03/2004
21
Bài tập 4
Hãy cho biết phép nhân hóa trong đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ.
Hà Nội - 03/2004
22
Trả lời
- Trò truyện, xưng hô với nhện, với sao.

- Tác dụng: Gọi nhện, gọi sao thực chất là nỗi niềm buồn nhớ, trông chờ của con người trong đêm khuya.
Hà Nội - 03/2004
23
Bài tập 5
Dựa vào các bức tranh, hãy viết một đoạn văn ngắn, trong đó có dùng phép nhân hóa?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh An
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)