Bài 22. Nhân hoá

Chia sẻ bởi Bùi Duy Mạnh | Ngày 21/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Nhân hoá thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:


BÀI:NHÂN HOÁ-NGỮ VĂN 6
Câu 1: So sánh là:
A. Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình cho sự diễn đạt.
B. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác nét khác biệt để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
C. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
D. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng tính cụ thể của đối tượng so sánh.
Câu 2: Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh là:
A. Vế A(Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh).
B. Vế B(Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A).
C. Vế B(Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế C).
D. Phương án(A,B) đúng.
Bài 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng:
màu ngọc bích.
che lấp cả thân cây.
dẫn vào đền Ngọc Sơn.
Hồ Gươm giống như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
Bài 2 - Tìm phép tu từ so sánh trong những câu văn sau:
A. Từ trên gác cao nhìn xuống,
B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm,
C. Tầu lá dàu như cái quạt nan
D. Những cánh rừng cao su thăm thẳm như những cái hang động

Ví dụ1:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến hành quân
Đầy đường
(Trần Đăng Khoa)

Ví dụ 2:
Bầu trời đầy mây đen.
Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
Kiến bò đầy đường.


Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
ghi nhớ 1

bài tập nhanh

a) Lúa đã chen vai đứng cả dậy
(Trần Đăng)
b) Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
(ca dao)
c) Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ
( Xuân Quỳnh )
Chỉ ra phép nhân hoá trong ví dụ sau

Ví dụ:
a. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
c. Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
(Ca dao)

Có ba kiểu nhân hoá thường gặp là:
1. Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
2. Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
3. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
ghi nhớ 2

bài tập nhanh

Câu 1 - Các kiểu nhân hoá thường gặp là:
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
Dùng những từ vốn chỉ hành động, tình cảm của người để chỉ hành động, tình cảm cuả vật.
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Cả ba phương án trên.

Câu 2 - Tác dụng của nhân hoá là:
Làm cho thế giới loài vật vốn vô tri, vô giác trở nên gần gũi với cuộc sống của con người.
Giúp cho sự diễn đạt sinh động, mềm mại hơn vừa có tình người, hồn người hơn.
Làm cho bài văn hấp dẫn, sinh động hơn.
Phương án A,B đúng.

Bài 1

bài tập nhanh
Bài 2 :Xác định biện pháp nhân hoá và kiểu nhân hoá trong các ví dụ sau:
1. Mẹ hỏi cây Kơ_nia :
_ Rễ mày uống nước đâu ?
_ Uống nước nguồn miền Bắc .
(Bóng cây Kơ_nia)

2. Bác Giun đào đất suốt ngày
Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà
(Trần Đăng Khoa)

3. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu rún rẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.
(Tô Hoài)
=> Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
=> Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
=> Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
Bài 1(Bài 1+2 /SGK trang 58)
Dựa vào bảng sau em h·y chØ ra phÐp nh©n ho¸ ë bµi tËp 1 vµ so s¸nh víi c¸ch diÔn ®¹t cña bµi tËp 2 :?
Bến cảng
Tàu
Tất cả (tàu, xe)
Giúp người đọc dễ hình dung cảnh nhộn nhịp, bận rộn của phương tiện và thấy được không khí lao động khẩn trương, phấn khởi của con người.

Bận rộn
Tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra
Tàu mẹ, tàu con
Đông vui
Giúp người đọc quan sát, nhìn nhận một cách khách quan.
Hoạt động liên tục
Nhận hàng về và chở hàng ra.
Tàu lớn, tàu bé
Rất nhiều tàu xe
Tác dụng:
Xe
Xe anh, xe em
Xe to, xe nhỏ
Bài 2 (Bài 4/SGK trang 58). Hãy cho biết phép nhân hoá trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào?
a. Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
(Ca dao)

b. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước... Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.
(Võ Quảng)
=> Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
=> Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
H
U
U
N
D
A
A
O
Trò chơi ô chữ
1
2
3
4
5
6
O
A
D
N
U
H
O
á
D
N

H
HOáN Dụ

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có dùng phép nhân hoá. Gạch chân dưới phép nhân hoá đó.


Bài 5
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK trang 57+58
- Làm các bài còn lại trong vở luyện tập Ngữ văn
- Soạn bài: Phương pháp tả người

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Duy Mạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)