Bài 22. Nhân hoá
Chia sẻ bởi Trương Đức Tấn |
Ngày 21/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Nhân hoá thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
chào mừng các thầy cô giáo tổ Văn
Thao giảng
Tiếng việt 6
Gv dạy : Thu Thuỷ
về dự tiết thao giảng
lớP 6/7 ( 2006- 2007)
Kiểm tra bài cũ
- Nêu các kiểu so sánh và tác dụng của so sánh ?Cho VD
* Xác định các câu có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn văn sau :
" Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp . Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc ! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy . Có những lúc con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý , ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy , chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng , một ý thức , như thể cái đó cũng là tiếng Pháp .
(Trích " Buổi học cuối cùng " - A. Đô - đê )
Hđộng1 : Giới thiệu bài
Đọc những câu thơ , bài văn , những câu ca dao , tục ngữ ta thường gặp cách sử dụng biện pháp nhân hoá khiến cho sự vật , con vật, hiện lên một cách rất thú vị,có hồn .Chẳng hạn như nhà thơ Trần Đăng Khoa đã diễn tả hình ảnh của sự vật khi trời sắp mưa
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận ...
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc .
- Vậy nhân hoá là gì ? Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu .
Tiết 91 : Nhân hoá
c
Hđộng 2 : Hdẫn tìm hiểu khái niệm ,
tác dụng của nhân hoá
Hỏi: Trong đoạn thơ( Mục 1/I SGK ) tác giả tả cảnh gì ?
* Những từ ngữ nào miêu tả hoạt động của các sự vật đó?
* Những từ đó vốn dùng cho ai ?
* Ngoài các từ đó còn từ nào dùng để chỉ người ?
Trả lời : - Cảnh trời sắp mưa
- Mặc áo , ra trận , múa gươm , hành quân
- Chỉ hoạt động của con người
- Ông .
Hỏi: So sánh cách diễn đạt ở phần 1 - Với phần 2 - cách nào hay hơn ? Vì sao ?
- Cách diễn đạt như vậy gọi là nhân hoá - Nhân hoá là gì ?
1. Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ
1. Ví dụ :
I/ Nhân hoá là gì ?
2 . Gío đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay
3. Cây đước mọc dài theo bãi ,. lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông
* Tìm những từ thể hiện biện pháp nhân hoá trong các VD trên ? Nêu tác dụng
Trả lời : 1. Bạc đầu , thương nhớ , lòng , đau .
2. Về , ở lại
3. Ôm lấy .
Tác dụng : Làm cho sự vật gần gũi , có nhứng suy nghĩ , tình cảm giống với con người
2. Ghi nhớ : sgk
Hđộng 3 : Tìm hiểu các kiểu nhân hoá
Đọc các đoạn văn trong bài 1/II
Hỏi : Đoạn a những sự vật nào được nhân hoá, phép nhân hoá được sử dụng qua từ ngữ nào? Thường dùng gọi ai ?
- Cách sử dụng biện pháp nhân hoá đó như thế nào ? Em hãy cho VD tương tự
Trả lời : - Miệng , tai, mắt, chân , tay - Từ ngữ sử dụng : lão , bác , cô , cậu - Dùng chỉ người - Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
* Đoạn b những từ in đậm chỉ điều gì ? - Cách sử dụng này có gì khác so với đoạn a ?
Trả lời : - Chỉ họat động .
- Dùng những từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật
* Đoạn c từ nào thể hiện biện pháp nhân hoá ? sự vật nào được nhân hoá ? Mục đích để làm gì ?
Trả lời : Từ "ơi " - sự vật : con trâu - Mục đích : Thể hiện sự xưng hô , trò chuyện thân mật với vật như với người .
* Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết ta có thể sử dụng những kiểu nhân hoá nào ?
II / Các kiểu nhân hoá
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của con người để chỉ hoạt động , tính chất của vật
+ Trò chuyện , xưng hô với vật như đối với người
Các em hoạt động theo nhóm ( Trả lời trên bảng nhóm )
* Xác định từ ngữ sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn sau và cho biết thuộc kiểu nhân hoá nào :
" Tre , nứa , mai , vầu mấy chục loài khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng . Vào đâu tre cũng sống , ở đâu tre cũng xanh tốt . Dáng tre vươn mộc mạc , màu tre tươi nhũn nhặn . Rồi tre lớn lên , cứng cáp , dẻo dai , vững chắc . Tre trông thanh cao , giản dị , chí khí như người . "
( Cây tre Việt Nam - Thép Mới )
Trả lời :
- Từ ngữ sử dụng biện pháp nhân hoá : mộc mạc , nhũn nhặn
cứng cáp , dẻo dai , thanh cao , giản dị , chí khí .
- Kiểu nhân hoá : Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người
đ ể chỉ tính chất của vật
Hđộng 4 : Hướng dẫn luyện tập
Học sinh lần lượt làm các bài tập 1 , 2 , 3 / 58
III/ Luyện tập
Bài 1/58
Trả lời
+ Từ thể hiện phép nhân hoá : Đông vui, mẹ, con , anh , em , tíu tít , bận rộn
+ Tác dụng : Bến cảng miêu tả sống động , giúp người đọc hình dungcảnh nhộn nhịp , bận rộn phương tiện trên cảng
Bài 2/58
Cách diễn đạt của 2 đoạn văn khác nhau :
Đoạn 1( Btập1) : Phép nhân hoá ? đoạn văn sinh động , gợi cảm
Đoạn 2 ( Btập2) : Bình thường ? tường thuật hoạt động diễn ra
Bài 3/58
+ Hai cách viết khác nhau :
Cách 1 : Dùng phép nhân hoá làm cho việc miêu tả chổi gần với người - Có tính biểu cảm cao hơn , sống động hơn .
Cách 2 : Miêu tả sự vật bình thường
+ Chọn cách viết đối với :
- văn bản biểu cảm : Cách 1
- Văn bản thuyết minh : Cách 2
1. Củng cố : hướng dẫn bài tập 4,5/89
2. Dặn dò : - Học thuộc ghi nhớ - tự tìm ví dụ
- Làm bài tập 4, 5 /89
- Xem bài tiếp :" ẩn dụ " chuẩn bị giờ sau
CảM ƠN CáC THầY CÔ Đã Về THAM Dự
*******************
TIếT HọC CủA CHúNG TA ĐếN ĐÂY KếT THúC
Thao giảng
Tiếng việt 6
Gv dạy : Thu Thuỷ
về dự tiết thao giảng
lớP 6/7 ( 2006- 2007)
Kiểm tra bài cũ
- Nêu các kiểu so sánh và tác dụng của so sánh ?Cho VD
* Xác định các câu có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn văn sau :
" Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp . Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc ! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy . Có những lúc con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý , ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy , chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng , một ý thức , như thể cái đó cũng là tiếng Pháp .
(Trích " Buổi học cuối cùng " - A. Đô - đê )
Hđộng1 : Giới thiệu bài
Đọc những câu thơ , bài văn , những câu ca dao , tục ngữ ta thường gặp cách sử dụng biện pháp nhân hoá khiến cho sự vật , con vật, hiện lên một cách rất thú vị,có hồn .Chẳng hạn như nhà thơ Trần Đăng Khoa đã diễn tả hình ảnh của sự vật khi trời sắp mưa
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận ...
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc .
- Vậy nhân hoá là gì ? Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu .
Tiết 91 : Nhân hoá
c
Hđộng 2 : Hdẫn tìm hiểu khái niệm ,
tác dụng của nhân hoá
Hỏi: Trong đoạn thơ( Mục 1/I SGK ) tác giả tả cảnh gì ?
* Những từ ngữ nào miêu tả hoạt động của các sự vật đó?
* Những từ đó vốn dùng cho ai ?
* Ngoài các từ đó còn từ nào dùng để chỉ người ?
Trả lời : - Cảnh trời sắp mưa
- Mặc áo , ra trận , múa gươm , hành quân
- Chỉ hoạt động của con người
- Ông .
Hỏi: So sánh cách diễn đạt ở phần 1 - Với phần 2 - cách nào hay hơn ? Vì sao ?
- Cách diễn đạt như vậy gọi là nhân hoá - Nhân hoá là gì ?
1. Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ
1. Ví dụ :
I/ Nhân hoá là gì ?
2 . Gío đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay
3. Cây đước mọc dài theo bãi ,. lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông
* Tìm những từ thể hiện biện pháp nhân hoá trong các VD trên ? Nêu tác dụng
Trả lời : 1. Bạc đầu , thương nhớ , lòng , đau .
2. Về , ở lại
3. Ôm lấy .
Tác dụng : Làm cho sự vật gần gũi , có nhứng suy nghĩ , tình cảm giống với con người
2. Ghi nhớ : sgk
Hđộng 3 : Tìm hiểu các kiểu nhân hoá
Đọc các đoạn văn trong bài 1/II
Hỏi : Đoạn a những sự vật nào được nhân hoá, phép nhân hoá được sử dụng qua từ ngữ nào? Thường dùng gọi ai ?
- Cách sử dụng biện pháp nhân hoá đó như thế nào ? Em hãy cho VD tương tự
Trả lời : - Miệng , tai, mắt, chân , tay - Từ ngữ sử dụng : lão , bác , cô , cậu - Dùng chỉ người - Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
* Đoạn b những từ in đậm chỉ điều gì ? - Cách sử dụng này có gì khác so với đoạn a ?
Trả lời : - Chỉ họat động .
- Dùng những từ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật
* Đoạn c từ nào thể hiện biện pháp nhân hoá ? sự vật nào được nhân hoá ? Mục đích để làm gì ?
Trả lời : Từ "ơi " - sự vật : con trâu - Mục đích : Thể hiện sự xưng hô , trò chuyện thân mật với vật như với người .
* Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết ta có thể sử dụng những kiểu nhân hoá nào ?
II / Các kiểu nhân hoá
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của con người để chỉ hoạt động , tính chất của vật
+ Trò chuyện , xưng hô với vật như đối với người
Các em hoạt động theo nhóm ( Trả lời trên bảng nhóm )
* Xác định từ ngữ sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn sau và cho biết thuộc kiểu nhân hoá nào :
" Tre , nứa , mai , vầu mấy chục loài khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng . Vào đâu tre cũng sống , ở đâu tre cũng xanh tốt . Dáng tre vươn mộc mạc , màu tre tươi nhũn nhặn . Rồi tre lớn lên , cứng cáp , dẻo dai , vững chắc . Tre trông thanh cao , giản dị , chí khí như người . "
( Cây tre Việt Nam - Thép Mới )
Trả lời :
- Từ ngữ sử dụng biện pháp nhân hoá : mộc mạc , nhũn nhặn
cứng cáp , dẻo dai , thanh cao , giản dị , chí khí .
- Kiểu nhân hoá : Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người
đ ể chỉ tính chất của vật
Hđộng 4 : Hướng dẫn luyện tập
Học sinh lần lượt làm các bài tập 1 , 2 , 3 / 58
III/ Luyện tập
Bài 1/58
Trả lời
+ Từ thể hiện phép nhân hoá : Đông vui, mẹ, con , anh , em , tíu tít , bận rộn
+ Tác dụng : Bến cảng miêu tả sống động , giúp người đọc hình dungcảnh nhộn nhịp , bận rộn phương tiện trên cảng
Bài 2/58
Cách diễn đạt của 2 đoạn văn khác nhau :
Đoạn 1( Btập1) : Phép nhân hoá ? đoạn văn sinh động , gợi cảm
Đoạn 2 ( Btập2) : Bình thường ? tường thuật hoạt động diễn ra
Bài 3/58
+ Hai cách viết khác nhau :
Cách 1 : Dùng phép nhân hoá làm cho việc miêu tả chổi gần với người - Có tính biểu cảm cao hơn , sống động hơn .
Cách 2 : Miêu tả sự vật bình thường
+ Chọn cách viết đối với :
- văn bản biểu cảm : Cách 1
- Văn bản thuyết minh : Cách 2
1. Củng cố : hướng dẫn bài tập 4,5/89
2. Dặn dò : - Học thuộc ghi nhớ - tự tìm ví dụ
- Làm bài tập 4, 5 /89
- Xem bài tiếp :" ẩn dụ " chuẩn bị giờ sau
CảM ƠN CáC THầY CÔ Đã Về THAM Dự
*******************
TIếT HọC CủA CHúNG TA ĐếN ĐÂY KếT THúC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Đức Tấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)