Bài 22. Nhân hoá

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mai | Ngày 21/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Nhân hoá thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 6A
KIỂM TRA BÀI CŨ
So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh? Trong ví dụ sau em hãy chỉ ra các phép so sánh?
VD: Chị ấy đẹp như tiên nữ vậy.
Trả lời
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có hai kiểu so sánh: + So sánh ngang bằng
+ So sánh không ngang bằng.

Tiết 91
NHÂN HÓA
Nhân hóa là gì?
1. Ví dụ
Đọc đoạn thơ sau :
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.
( Trần Đăng Khoa)
Tiết 91
?Em hãy cho biết bầu trời được tác giả gọi như thế nào? Cách gọi đó có tác dụng gì?
.

Trả lời
- Bầu trời được gọi là ông có tác dụng làm cho bầu trời gần gũi với con người hơn
? Em hãy chỉ ra các hoạt động của các sự vật nêu trong đoạn trích?
- Trời- mặc áo giáp đen/ Mía- múa gươm/ Kiến- hành quân.
? Cách miêu tả như vậy có ý nghĩa gì? Hành động đó thường là của ai?
- Tất cả hành động đó là của con người, cách nói như vậy sẽ giúp cho các sự vật trở nên gần gũi với con người, tạo nên tính biểu cảm trong câu thơ.
? So sánh cách diễn đạt thứ nhất với cách diễn đạt sau, cách miêu tả các sự vật, hiện tượng ở cách nào hay hơn?
- Bầu trời đầy mây đen.
- Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
- Kiến bò đầy đường.
Trả lời
Cách thứ nhất hay hơn vì các sự vật được miêu tả giống con người, các sự vật trở nên gần gũi với con người hơn, câu văn giàu tính biểu cảm hơn.
Ví dụ 2: Trong đoạn văn sau sự vật nào đã đươc nhân hóa? Nêu tác dụng của phép nhân hóa đó?

Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Trả lời
Sự vật được nhân hóa:
- tàu, xe ( tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em) . -> Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật.
- Bến cảng( đông vui, tíu tít, bận rộn) -> Chỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành, tính chất của vật.
Tác dụng của phép nhân hóa: làm cho bến cảng đông vui, nhộn nhịp hơn, người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng.
? Qua ví dụ vừa tìm hiểu, em hãy cho biết nhân hóa là gì?
2. Ghi nhớ ( SGK trang 58)
II. Các kiểu nhân hóa
1. Ví dụ
Trong các câu dưới đây, những sự vật nào được nhân hóa?
Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
( Thép Mới)
c. Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
(Ca dao)
Trả lời
a. lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay.
b. Tre: chống lại, xung phong, giữ -> Từ ngữ vốn chỉ hành động , tính chất của con người.
Các sự vật được nhân hóa:
c. Trâu ơi -> Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
2. Ghi nhớ (SGK trang 58)
III. Luyện tập
Bài tập 2: Hãy so sánh cách diễn đạt thứ nhất và cách diễn đạt thứ hai, cách nào hay hơn?
Cách thứ nhất: Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và trở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
(Phong Thu)
Cách thứ hai: Bến cảng lúc nào cũng nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.
Trả lời
Cách thứ nhất hay hơn vì có sử dụng phép nhân hóa làm cho bến cảng đông vui, nhộn nhịp hơn, người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng, sự vật trở nên gần gũi hơn.
Bài tập 4: Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
( Ca dao)
Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (…) Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
( Võ Quảng)
Trả lời
Núi ơi -> Trò chuyện xưng hô với vật như với con người.
Núi che, thấy -> Dùng từ chỉ tính chất , hành động của người để chỉ tính chất, hành động của vật.
c. Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước -> Dùng từ chỉ tính chất , hành động của người để chỉ tính chất, hành động của vật.

? Qua bài học về nhân hóa, em hãy nhắc lại nhân hóa là gì?
Trả lời
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,…trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
? Có những kiểu nhân hóa thường gặp nào?
Trả lời
Có ba kiểu nhân hóa thường gặp:
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
3. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
** Về nhà học thuộc 2 ghi nhớ trang 57-58, làm bài tập còn lại trong SGK
CÁM ƠN SỰ NHIỆT TÌNH THĂM LỚP CỦA CÁC THẦY CÔ. KÍNH CHÚC THẦY CÔ SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)