Bài 22. Nhân hoá

Chia sẻ bởi | Ngày 21/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Nhân hoá thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

*Kiểm tra bài cũ
C©u hái :
So s¸nh lµ g×?
Cã mÊy kiÓu so s¸nh?

Khái niệm:
So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gơị hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hai kiểu so sánh:
- So sánh ngang bằng .
- So sánh không ngang bằng .
Bài tập:
Trong các VD sau ,từ ngữ nào chỉ sự so sánh và thuộc kiểu so sánh nào ?
a. “Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm s¸u m­¬i
b. “ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”
c. “ Những động tác thả sào ,rút sào rập ràng nhanh như cắ́t ”





a . “Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm 60 “.
- Từ so sánh : “chưa bằng “ .
- Kiểu : so sánh không ngang bằng.
b. “ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng“.


c . “ Những động tác thả sào ,rút sào rập ràng nhanh như cắt “.
- Từ so sánh : “như” , “ là”
- Kiểu : so sánh ngang bằng.
Tiết 91: Nhân Hóa
I. Bài học :
1. Nhân hóa là gì?
Ngữ liệu : Hãy so sánh hai cách diễn đạt cùng một nội dung, cách diễn đạt nào hay hơn ?
Tìm những từ ngữ làm nên phép nhân hóa trong ví dụ sau:
a. “ Núi cao chi lắm núi ơi ?
Núi che mặt trời chẳng thấy ngườithương”

( Ca dao )
b. “Chim gặp cô Sơn Ca , chào cô
Chim gặp anh Chích Chòe ,chào anh
Chim gặp chị Sáo Nâu , chào chị ”
( Lời bài hát )
a. “ Núi cao chi lắm núi ơi ?
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”

( Ca dao )
b. “Chim gặp cô Sơn Ca , chào cô
Chim gặp anh Chích Chòe ,chào anh
Chim gặp chị Sáo Nâu , chào chị ”
( Lời bài hát )

Ghi nhớ 1: (SGK-57 )

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,….bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,….trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
2. Các kiểu nhân hóa:


* Ngữ liệu : Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật sau được nhân hóa bằng cách nào?
a. “ Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.”


b. “ Gậy tre , chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”


c. “ Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày vơí ta”

+ Dùng các từ ngữ vốn được gọi người theo vai để gọi sự vật ( các bộ phận trên cơ thể con người )
+ Dùng từ ngữ vốn được gọi hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động , tính chất của sự vật ( tre ).
+ Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
Ghi nhớ 2 : ( SGK _ 58 )
Có ba kiểu nhân hóa thường gặp:
1. Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật .
2. Dùng những từ vốn chỉ hành động , tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của sự vật.
3. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người .
II. Luyện tập :
Bài 1 : Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong ®o¹n v¨n sau:
“ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ , tàu con đậu đầy mặt nước . Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra . Tất cả đều bận rộn .”
- Các từ nhân hóa : “đông vui”, “mẹ”, “con”, “anh em”, bận rộn”.
- Tác dụng : phép nhân hóa làm cho phong cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn, dễ hình dung được cảnh bận rộn của các phương tiện có trên cảng .Bến cảng trở nên gần gũi,thu hút sự chú ý của mọi người hơn.
Bài 2 :
So sánh hai đoạn văn để tìm ra sự khác nhau trong cách diễn đạt :
“ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ , tàu con đậu đầy mặt nước . Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra . Tất cả đều bận rộn .” ( Phong Thu ).
Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.

Đoạn văn 1 tác giả sử dùng nhiều phép nhân hóa , nhờ vậy mà sinh động gợi cảm hơn đoạn văn 2.
Bài 3:
Hai cách viết sau đây có gì khác nhau ? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm , và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh ?
Cách 1 : Văn bản biểu cảm
Cách 2 : Văn bản thuyết minh
Trong các loại chổi chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.
“Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất . Cô có chiếc váy vàng óng không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuộn tưng vòng quạnh người, trông cứ như áo len vậy .”

Bài tập :
Hãy chọn những từ ngữ thích hợp có sử dụng phép nhân hóa để ghép với từ sau dùng khi miêu tả.
Ghé sát mặt đất
Được rửa mặt sau cơn mưa
Dịu dàng
Buồn bã
Cúi xuống, lắng nghe, tìm xem
đàn chim én đang ở nơi nào?
Trầm ngâm
Bầu trời
Em kể chuyện này
Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên cánh đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Có vẻ vui tươi
Nhìn chúng em nhăn nhó cười.
( Trần Đăng Khoa )
Những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả trong bài thơ trên là gì?
A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hóa
B. Thể thơ tự do , nhịp thơ ngắn và nhanh
C .Ngôn ngữ chính xác, sinh động.
D. Thể thơ tự do, giàu phép nhân hóa , ngôn ngữ sinh động
D. Thể thơ tự do, giàu phép nhân hóa , ngôn ngữ sinh động
Bài tập 5 (SGK- 59): Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hoá.
* Một số đoạn văn miêu tả sử dụng thành công phép nhân hóa:
Đoạn 1: “ Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.”

Đoạn 2 : “ Những cánh buồm chung thủy cùng con người vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay đã có những con tàu lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người”

Đoạn 3: “ Cái hoa chuối thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía”

Đoạn 4 : “ Chiều tối, trong im ắng, hương vườn thươm thoảng bắt đầu rón rén bước ra theo ngọn gió nhẹ ,nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành”

Đoạn 5: “Nước trườn qua kẽ lá, lach qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng trải thảm hoa đón mời khách gần xa về thăm bản”
Một số bài thơ được sử dụng một cách sinh động phép nhân hóa:
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông đà

Trên sông Đà
Một đem trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng

Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông.
Những tháp khoan nhô lên trời
ngẫm nghĩ

Chỉ có tiếng đàn ngân nga.
Với một dòng trăng lấp loáng
Sông Đà


Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện đầu tiên.

Lời của than
- Than ơi!
Bạn từ đâu ra
Mà bạn đen thế?
Tôi từ đáy bể
Mắt tôi có ngọc trai
Nên sáng như gương
Tôi biết con thuồng luồng
Có đôi tay múa dẻo
Tôi biết con cá sấu
Nghênh mồm thở lay thuyền
Tôi biết con nhám con chuồn
Lao như tên lửa

Tôi biết từng đoàn sứa
Giương ô đi trong hội lân tinh
Và con mực rập rình
Phun mực Cửu Long cho bạn viết
Tôi từ cánh rừng già
Ủ đầy hương thơm và bóng tối
Nên tôi đen như đêm
Trong lòng tôi có tiếng hổ gầm
Tiếng rừng rung trong bão
Tiếng suối thét lạc giọng
Hướng dẫn bài tập về nhà:
- Bài tập 4, 5 SGK.
- Sưu tầm và tập làm các bài thơ có sử dụng biện pháp nhân hoá
- Tiếp tục viết các bài văn, đoạn văn miêu tả sử dụng thành công phép nhân hoá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ:
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)